Việt Nam đã phục hồi hơn 4.000 ha rừng ngập mặn. Theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), rừng ngập mặn chỉ chiếm 0,7% diện tích rừng toàn cầu, song có thể lưu trữ 20 tỷ tấn carbon, tương đương khoảng 2,5 lần lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Rừng ngập mặn được xem là “người bảo vệ hành tinh” chống lại hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu. Thế nhưng trước nhu cầu khai thác kinh tế đã khiến diện tích rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng.
Rừng ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như lá phổi xanh bảo vệ cư dân và hệ sinh thái đất ngập nước. Nhưng vì nhu cầu phát triển kinh tế con người đang tàn phá nghiêm trọng khiến diện tích rừng ngập mặn ngày càng suy giảm.