Chủ nhật, 24/11/2024 06:00 (GMT+7)
Thứ ba, 12/10/2021 08:32 (GMT+7)

Bất động sản hàng hiệu: Giàu tiềm năng nhưng hiếm nguồn cung

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam hiện nay đang là nước có mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản (BĐS) hàng hiệu cao nhưng vẫn chưa phát triển do hạn hẹp nguồn cung.

Đòi hỏi cao hơn về chất lượng cuộc sống

Hầu như  mọi người biết đến nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng, ven biển. Gần đây, BĐS hàng hiệu là phân khúc được nhắc đến nhiều thời gian gần đây. Thị trường bắt đầu ghi nhận thông tin về dự án BĐS hàng hiệu trong khu vực đô thị ở Trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM và TP.Hà Nội.

Bất động sản hàng hiệu: Giàu tiềm năng nhưng hiếm nguồn cung - Ảnh 1
BĐS hàng hiệu The Grand Hanoi (Ảnh: batdongsan.com.vn)

Kết quả nghiên cứu mới nhất của Savills, Việt Nam thuộc nhóm 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt trong lĩnh vực BĐS hàng hiệu trên thế giới. Và là một trong số ít nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong vòng 20 năm gần đây.

Theo nhận định của ông Gibran Bukhari, Giám đốc Khối Kinh doanh, Masterise Homes: “Số lượng người giàu tại Việt Nam đã tăng 26% trong vòng 5 năm trở lại đây”. Vì vậy, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hiệu cao cấp và việc nâng tầm cuộc sống lên tiêu chuẩn toàn cầu ở Việt Nam.

Trong những đợt giãn cách xã hội, mọi người không được ra ngoài nên phần nào ảnh hưởng đến không chỉ đến công việc mà còn những nhu cầu thiết yếu khác như vui chơi, giải trí, thể thao. Thời điểm này, họ sẽ có mong muốn làm nhiều việc ngay trong chính căn hộ của mình. BĐS hàng hiệu đã trở thành mô hình được mọi người quan tâm hơn cả.

Nhưng cũng không cần phải đợi đến đại dịch Covid-19 thì người tiêu dùng mới hướng đến sản phẩm đẳng cấp hơn. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khẩu vị của người mua và đặc biệt là khẩu vị của người có thu nhập cao đã bắt đầu thay đổi. Cuộc sống bận rộn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn trong thành phố ngày càng nhiều, đã tạo nên sức ép lớn cho giới người giàu để có thể hưởng thụ cuộc sống tốt hơn.

Vì vậy, nhu cầu mang những khu nghỉ dưỡng đó đặt trong thành phố tăng lên. Trong họ luôn có ý nghĩ đến việc nâng tầm cuộc sống lên tiêu chuẩn toàn cầu ở Việt Nam.

Dè dặt trong triển khai dự án

Giới giàu và siêu giàu ở bất kỳ đâu trên thế giới, không chỉ ở thị trường Việt Nam đều có nhu cầu cho hàng hiệu nói chung và BĐS hàng hiệu nói riêng. Nhất là khi tốc độ tăng trưởng của giới giàu và siêu giàu Việt Nam đạt 36%/năm trong giai đoạn 2020-2025, nhu cầu BĐS hàng hiệu tại Việt Nam tăng tỉ lệ thuận theo. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nguồn cung BĐS hàng hiệu còn rất khan hiếm trên thị trường.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam giải thích nguyên nhân khiến nguồn cung BĐS hàng hiệu chưa xuất hiện nhiều trên thị trường. 

Thứ nhất, đây là mô hình mới, vấn đề là làm thế nào để giới thiệu tới người mua hay người đầu tư tại thị trường Việt Nam? Đặc biệt, phải làm sao phát triển nó thành xu hướng bền vững? Vẫn là những câu hỏi không dễ nắm bắt.

Thứ hai, giới đầu tư - đối tượng mà thị trường này đang nhắm tới là người giàu, siêu giàu. Vì thế, họ có yêu cầu cao, khắt khe về chất lượng quy cách sản phẩm, đòi hỏi đội ngũ phát triển sản phẩm, thiết kế, xây dựng… phải phát triển được sản phẩm hoàn hảo không có lỗi để khiến giới giàu, siêu giàu quay lưng lại.

Thứ ba, cần hiểu rằng nên phát triển ở quy mô nào, định vị giá ra sao cho phù hợp với thị trường? Rất khó để định vị sản phẩm, làm sao biết được quy mô giai đoạn đầu cho hợp lý mà vẫn mang lại hiệu quả tối ưu.

Khi phát triển sản phẩm hàng hiệu thì có yêu cầu khắt khe về chất lượng, quy cách sản phẩm nên phải chọn đối tác quan trọng làm sao kết hợp đưa ra sản phẩm hoàn hảo. Việc này khá khó khăn nên nguồn cung trên thị trường vô cùng khan hiếm.

Ở góc độ kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh doanh, cho rằng: “Chính chủ đầu tư dự án cũng đang tỏ ra e dè khi phải đầu tư một đống tiền nhưng rủi ro thanh khoản luôn thường trực. Đặc biệt, nếu nguồn vốn đầu tư BĐS hàng hiệu được lấy từ các khoản vay ngắn hạn, vay ngân hàng thì sẽ khiến chủ dự án khó khăn về dòng tiền trong tương lai gần. Điều này cũng hạn chế chủ đầu tư tiếp cận phân khúc cao cấp này”.

Vậy làm sao để người dân ở cảm thấy không cần đi đâu xa vẫn có thể nghỉ ngơi, thuận tiện trong công việc, thuận tiện chăm sóc gia đình thì đây là bài toán mà các nhà đầu tư cần cân nhắc để có thể triển khai được các dự án BĐS ghàng hiệu trong tương lai.

Thu Hà

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản hàng hiệu: Giàu tiềm năng nhưng hiếm nguồn cung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới