Chủ quan, lơ là là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc sốt xuất huyết ngày một tăng. Theo Bộ Y Tế, từ 9-15/10 cả nước ghi nhận 6.504 ca mắc. Để chính mình và gia đình, người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện phòng chống sốt xuất huyết.
Nhật Bản đang thử nghiệm một loại vaccine phòng sốt xuất huyết, bước đầu cho kết quả với cả 4 type virus gây bệnh. Theo chia sẻ của giáo sư đầu ngành, Việt Nam là một trong số quốc gia tham gia thử nghiệm.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết riêng tuần trước từ ngày 22/9 đến 29/9, Hà Nội ghi nhận 2.578 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã. Số ca mắc tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước, cao nhất từ đầu năm đến nay.
Virus Marburg là một loại RNA virus thuộc họ Filovirus, gây bệnh sốt xuất huyết tương tự như Ebola. Virus này lây nhiễm từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh đó quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng.
Ở một số thành phố trên thế giới, muỗi đã được trang bị vũ khí siêu nhỏ chống lại bệnh tật. Vi khuẩn Wolbachia pipientis ngăn chặn khả năng của côn trùng lây lan các loại virus đáng sợ như sốt xuất huyết, Zika và chikungunya (còn gọi là sốt còng lưng).
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức tập huấn cập nhật các điểm mới của hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết cho tuyến dưới để cùng thực hiện góp phần giảm tỉ lệ tử vong do bệnh này.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã có hơn 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó đã có 10 trường hợp tử vong, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút Denhue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.
Sốt xuất huyết thường diễn ra quanh năm tại Việt Nam. Tuy nhiên đỉnh điểm của những đợt bùng phát là vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm khi mà khí hậu ẩm ướt, sinh ra nhiều muỗi.
Sau đợt nắng nóng kéo dài, hôm nay (18/6), Hà Nội bắt đầu xuất hiện những trận mưa lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và phát triển mạnh. Vì vậy, các địa phương cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.