Chủ nhật, 24/11/2024 05:56 (GMT+7)
Thứ sáu, 04/08/2023 14:27 (GMT+7)

Bình Định đấu giá 45 mỏ khai thác khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Trong năm 2023, UBND tỉnh sẽ tiến hành đấu giá quyền khai thác 45 mỏ khai thác khoáng sản, trong đó 6 khu vực mỏ đã có kết quả thăm dò khoáng sản và 39 khu vực mỏ chưa có kết quả thăm dò khoáng sản.

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2023. Có tất cả 45 mỏ được đấu giá trong đó 6 khu vực mỏ đã có kết quả thăm dò khoáng sản và 39 khu vực mỏ chưa có kết quả thăm dò khoáng sản.

Mục đích của Kế hoạch này nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.

Bình Định đấu giá 45 mỏ khai thác khoáng sản - Ảnh 1
Sau khi đấu giá, UBND tỉnh Bình Định dự kiến thu được khoảng 46,05 tỷ đồng. (Ảnh Minh họa)

Các khu vực khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kế hoạch đấu giá (ngoài khu vực đã được UBND tỉnh khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010).

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, liên tục, bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.

Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Ngh định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLTBTNMT-BTC ngày 9/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ; Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 3/2/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Tổng số có 45 mỏ được đấu giá, trong đó 6 khu vực mỏ đã có kết quả thăm dò khoáng sản và 39 khu vực mỏ chưa có kết quả thăm dò khoáng sản. UBND tỉnh Bình Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp xã nơi có mỏ khoáng sản và tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn công khai thông tin các điểm mỏ được phê duyệt Kế hoạch đấu giá theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

Trình tự, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Nghị định của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản và Thông tư 02/2022/TT-BTP ngày 8/02/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Thời gian thực hiện Kế hoạch đấu giá là trong năm 2023. Trường hợp trong năm 2023 chưa thực hiện đấu giá thành công thì tiếp tục thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong năm 2024.

Dự kiến số tiền thu được khoảng 46,05 tỷ đồng (chênh lệch 2 bước giá). Theo Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Trường hợp dự toán kinh phí thực hiện đấu giá còn thiếu, giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh cho phép bổ sung kinh phí để thực hiện theo quy định.

Bình Dương - Hà Nam

Bạn đang đọc bài viết Bình Định đấu giá 45 mỏ khai thác khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới