Chủ nhật, 24/11/2024 07:36 (GMT+7)
Thứ sáu, 18/11/2022 11:00 (GMT+7)

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết

Theo dõi KTMT trên

Dịch sốt xuất huyết đang hoành hành, phòng tránh sốt xuất huyết là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết lây qua trung gian muỗi vằn đốt. Dưới đây là một số loại cây trồng có thể đuổi muỗi mà bạn có thể chưa biết.

1. Cây hương thảo

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết - Ảnh 1

Loại cây này có nguồn gốc từ các nước châu Âu không chỉ là loại gia vị giúp các món nướng như pizza, tôm nướng thơm ngon hơn mà còn là loại cây chống muỗi rất hiệu quả. Nếu trồng chậu cây hương thảo trong nhà, bạn cũng có thể an tâm vì muỗi không dám “bén mảng” đến vì rất sợ mùi hương từ loại cây này. 

2. Cây sả

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết - Ảnh 2

Trong các loại cây có khả năng chống muỗi là cây sả, một loại cây cực dễ trồng bởi khả năng chịu nắng và chịu hạn tốt.  Sả có chứa citronella tác dụng đuổi côn trùng rất tốt. Sả có thể đuổi muỗi, rầy, rệp,... Mùi sả cũng giúp bạn thư giãn, rất tốt cho sức khỏe. Sả là loại cây dễ trồng và sẵn có nhiều ở Việt Nam. Có thể trồng sả hay dùng vài cọng sả tươi, sau đó chỉ cần đập dập để sả tỏa ra hương thơm, và treo lên góc phòng. Đến khi sả khô lại và không còn mùi thơm thì thay thế bằng bó khác.

3. Cây bạc hà

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết - Ảnh 3

Mùi thơm trong bạc hà có cả ở trong thân và hoa có tác dụng đuổi muỗi, loại bỏ côn trùng. Dầu thơm bạc hà và trộn nó với giấm táo hoặc một chút rượu trắng còn có khả năng làm dịu các vết đốt của côn trùng. Ngoài ra, tinh dầu từ bạc hà còn tác dụng giúp làm sạch không khí, khử mùi, diệt khuẩn, đem đến hương thơm dễ chịu cho không gian gia đình. Đặc biệt, với những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng mặt trời thì sử dụng tinh dầu bạc hà là một trong những phương pháp giúp khử mùi hôi, nấm mốc, làm giảm độ ẩm cực kỳ hiệu quả.

4. Cây oải hương

Mùi hương của hoa oải hương giúp làm rối loạn sự tập trung cũng như khả năng định hướng của ruồi, muỗi, côn trùng... từ đó vô hiệu hóa khả năng tấn công con người của chúng.

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết - Ảnh 4

Bạn có thể trồng hoa oải hương như một loại cây đuổi muỗi trong nhà hoặc dùng hoa khô bỏ vào các túi thơm, treo gần cửa, những nơi ẩm thấp mà ruồi, muỗi hay tập trung để xua đuổi chúng một cách hiệu quả.

5. Cây ngũ gia bì

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết - Ảnh 5

Người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường trồng loài cây này trong khuôn viên nhà. Công dụng xua đuổi muỗi của cây cảnh ngũ gia bì đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam.

6. Cây xạ hương chanh 

Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết - Ảnh 6

Chất tiết ra khi lá cỏ xạ hương chanh bị dập sẽ giúp đuổi côn trùng. Loại thảo mộc này có thân và lá cứng cáp và là một cây ưa nắng. Lưu ý rằng tự bản thân cây không thể xua đuổi muỗi và côn trùng. Bạn cần phải làm cho lá của nó dập nát hoặc cắt một vài nhành cây vò nhẹ mới có tác dụng.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, cây cảnh ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Cây ngũ gia bì còn là cây cảnh được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Cụ thể, đây là loại dược liệu quý trong Đông y, vị thuốc quan trọng trong trị bệnh xương khớp, an thần, chống suy nhược cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.

Ngoài việc trồng cây đuổi côn trùng, một trong những biện pháp được ngành Y tế khuyến cáo người dân chung tay phòng sốt xuất huyết là dành thời gian dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng .

Bạn cũng nên đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi. Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng. Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt. Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn… đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Ngành Y tế khuyến cáo, hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh cơ bản, hiệu quả nhất đó là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Bộ Y tế cảnh báo hiện nay đang là cao điểm mùa dịch số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số mắc thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Chính vì vậy, cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Mỗi gia đình, người dân cần tự giác thực hiện việc làm nhỏ nhất, đơn giản nhất để diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt, phòng sốt xuất huyết.

Hải Anh

Bạn đang đọc bài viết Các loại cây "đuổi muỗi" trồng trong nhà phòng dịch sốt xuất huyết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới