Thứ năm, 28/11/2024 04:23 (GMT+7)
Thứ ba, 26/01/2021 09:20 (GMT+7)

Chiêm bái chùa Tam Chúc

Theo dõi KTMT trên

Nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), quần thể chùa Tam Chúc đẹp tựa như bức tranh thuỷ mặc khổng lồ với những đường nét thanh tao, tự nhiên do tạo hóa sắp đặt. Bức tranh hữu tình ấy được rừng cây xanh tươi bao bọc và soi mình bên mặt hồ.

Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 1
Khu du lịch tâm linh Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, gồm hồ nước rộng 1.000 ha, núi rừng tự nhiên 3.000 ha, các thung lũng 1.000 ha. Đây là điểm đến lý tưởng, là chốn bình yên dành cho các chuyến đi.
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 2
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "tiền lục nhạc - hậu thất tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía tây nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể rằng 7 ngọn núi này đều có một đốm sáng lớn tựa 7 ngôi sao, phát sáng ngày đêm. Ánh sáng từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn, nên 7 ngọn núi có tên gọi là Thất tinh. Trước mặt chùa là hồ Tam Chúc, với 6 ngọn núi giữa lòng hồ, tương truyền là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống.
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 3
Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như Sư Tổ Đạt ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 4
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía tây và nhìn ra hồ Tam Chúc (hồ Lục Nhạc) - nơi được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn".
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 5
Có ba báu vật ở trong chùa là Cây bồ đề, nằm trong khuôn viên điện Tam Thế, được chiết từ "Cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường" ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka. Hai báu vật còn lại là Thiên thạch Mặt trăng và Vạc Đồng.
Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm tinh xảo, du khách sẽ nhìn thấy ba pho Tam Thế, đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Những cánh cửa gỗ lớn luôn mở rộng tại điện là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp ảnh. 
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 6
Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện là 4 bức phù điêu lớn bao trùm các bức tượng. Mỗi bức phù điêu mô tả một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca mâu Ni, từ khi Ngài Đản sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Niết Bàn.
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 7
Chùa Ngọc có chiều cao 15 m, được xây dựng từ các phiến đá đỏ, có 3 tầng với mái cong, diện tích 36 m2. Trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn.
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 8
Vườn cột kinh nằm sau cổng Tam quan, là những cột kinh phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. 32 cột kinh cao 13,5 m, rộng khoảng 2 m, nặng khoảng 200 tấn.
Chiêm bái chùa Tam Chúc - Ảnh 9
Nhà khách Thuỷ Đình - Chùa Tam Chúc.

Việt Linh

Bạn đang đọc bài viết Chiêm bái chùa Tam Chúc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới