Mới đó, năm 2019 tràn đầy may mắn, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại. Năm nay, thay vì không khí tưng bừng cho năm Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng vừa phải ra một quyết định khó khăn. Dù vậy, những điều tốt đẹp vẫn đang đến trên dải đất hình chữ S.
Nhiều người đã cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quá tham vọng khi GDP các năm qua tăng liên tiếp mà ông vẫn thấy buồn bực. Giờ đây, khi 'cơn bão' Corona càn quét toàn cầu, nhìn cách mà nước giàu 'vung tay' chống dịch, mới càng thấm thía nỗi buồn bực của Thủ tướng.
Hàng không, vận tải “ngắc ngoải” và liên tiếp chịu những “cú đấm bồi” của dịch Covid-19, rất cần giúp đỡ từ Chính phủ để khôi phục sản xuất kinh doanh.
Để phòng chống dịch Covid-19, Chính phủ quyết định sẽ tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 18/3/2020.
Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020, Chính phủ thống nhất đánh giá Việt Nam đã bước đầu kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, tập trung cách ly, không để lây lan.
Để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc từ 0 giờ ngày 29/2.
Diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (Covid-19) đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, gây ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực.
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn trong bối cảnh ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh kép từ Covid-19 và dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm (H5N1, H5N6).
Để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh nCoV, về quy định chúng ta đã có đủ, ngành y tế cũng cam kết triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các địa phương về kỹ thuật, thuốc men, trang thiết bị y tế phục vụ điều trị, do đó vấn đề quan trọng nhất lúc này là tổ chức thực hiện. Trách nhiệm lớn nhất thuộc về cấp ủy, chính quyền địa phương.
Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.
Ngày mai, 30/12, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sẽ khai mạc với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đang thống nhất với cơ quan chức năng Anh các vấn đề về kỹ thuật trong việc đưa nạn nhân về nước, thu xếp chuyến bay sao cho hợp lý.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020 gửi đến các đại biểu Quốc hội ngay trong tuần đầu của kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV có nhiều điểm đáng chú ý.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
Theo quyết định của Chính phủ, nhiều tổng công ty, ngân hàng lớn sẽ phải thực hiện cổ phần hoá ngay trong 2 năm tới như: Agribank, Vinacomin, Vinafood1… mà nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, nhà đầu tư dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã bỏ vốn 3.000 tỉ đồng, còn lại là vốn tín dụng. Chính phủ đã giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng hỗ trợ 6.000 tỉ đồng cho dự án.
Chính phủ đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng thêm 1.600 tỉ đồng, lên mức 3.900 tỉ đồng.