Chủ nhật, 24/11/2024 02:50 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/10/2024 06:48 (GMT+7)

Chuẩn bị mọi phương án ứng phó với bão số 6

Theo dõi KTMT trên

Phát biểu báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với cơn bão số 6, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia đánh giá, đặc điểm của cơn bão này là hoàn lưu rất rộng,

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hồi 4h ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.

Chuẩn bị mọi phương án ứng phó với bão số 6 - Ảnh 1

Cảnh báo từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Đông mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Dưới tác động của bão, khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, sóng biển cao 5,0-7,0m, vùng gần tâm bão 7,0-9,0m; biển động dữ dội.

Từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Nhiều địa phương sẽ bị ảnh hưởng

Phát biểu báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với cơn bão số 6, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia đánh giá, đặc điểm của cơn bão này là hoàn lưu rất rộng, từ thành mắt bão bên trong ra phía ngoài lên đến 500km- 600 km. Vùng gió mạnh cấp 8 bán kính khoảng 250 km nên tâm bão chưa đến nhưng mưa và gió mạnh đã bắt đầu có những tác động.

"Các cơ quan quốc tế khoảng 2 ngày nay đã thống nhất cơn bão này đi vào vùng biển miền trung, cường độ mạnh nhất cấp 12, cấp 13. Qua phân tích, đánh giá, chúng tôi nhận định, cơn bão này chiều 26/10 sẽ di chuyển đến phía bắc quần Hoàng Sa, cường độ cấp 12, giật 15. Đến chiều và đêm 27/10 sẽ nằm trên khu vực vùng biển Quảng Bình - Quảng Ngãi", ông Khiêm nhận định.

Theo ông Khiêm, do hoàn lưu bão rất rộng nên vùng biển bắc Biển Đông có thể gió cấp 12, giật cấp 15, sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 7-9 m. Gần sáng 27/10, vùng biển ngoài khơi Quảng Bình-Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 8 - cấp 9, vùng gần tâm bão gió cấp 10 - cấp 11, giật cấp 14.

Chuẩn bị mọi phương án ứng phó với bão số 6 - Ảnh 2
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến ứng phó với cơn bão số 6.

"Hiện nay, chúng tôi đánh giá hướng di chuyển của bão số 6, khi vào gần đến đất liền miền Trung sẽ quay ra biển với tỷ lệ 60 - 70%. Với kịch bản này, khu vực ven biển Quảng Trị - Quảng Ngãi có gió 6 - 8, giật cấp 10. Với kịch bản bão đi sâu hơn trong đất liền là 30%, đất liền miền Trung sẽ có gió cấp 7-cấp 9, giật cấp 11-cấp 12.

Trọng tâm lưu ý là các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Ngãi", ông Khiêm chia sẻ và cảnh báo, dù ở kịch bản nào nhưng bão số 6 sẽ gây ra lượng mưa rất lớn do bão di chuyển đến sát bờ rồi đi vòng ra, thời gian hoàn lưu tác động đến đất liền khá lâu, có thể trên một ngày.

Vì vậy, nguy cơ xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng ở khu vực Trung Trung bộ. Khu vực các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Ngãi mưa 300 - 500 mm, có nơi trên 700 mm, nguy cơ mưa cường suất lớn trong 3 giờ trên 100 mm. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Bắc Tây nguyên mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trên 300 mm.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, đây là cơn bão đầu tiên ảnh hưởng vào khu vực miền Trung, đường đi và diễn biến còn phức tạp, có thể gây mưa lớn trong những ngày tới. Bão số 3 đã gây ra trận lũ lụt khủng khiếp sau 70 năm ở miền bắc; dự báo cơn bão này có thể gây ra lũ lụt như năm 2020 ở miền Trung.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, bão đang rất mạnh ở trên biển cùng lượng mưa rất lớn. Bão đổ bộ đất liền lúc triều cường thấp, mực nước ở các hồ chứa đang thấp nên tác động sẽ giảm. Tuy nhiên, các địa phương cần lưu ý, cơn bão này có thể không lớn, nhưng thời gian lưu sóng rất lâu nên khả năng gây sạt lở bờ biển rất lớn.

“Địa phương thông tin tuyên truyền đến người dân đầy đủ nhất có thể. Tránh như cơn bão số 3, dự báo rất sát nhưng người dân còn tâm lý chủ quan. Các địa phương cần nghiên cứu cấm biển dài hơn vì đây là cơn bão có sóng lớn, có khả năng vào rồi quay ra”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, để ứng phó với bão số 6, các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.

"Rút kinh nghiệm cơn bão số 3 vừa rồi, chúng ta đã lo rất tốt cho vùng ven biển nhưng vùng phía Tây lại chịu ảnh hưởng nặng", Bộ trưởng nói.

Các tỉnh cần lên kịch bản trong mọi tình huống để chủ động ứng phó từ lương thực, thực phẩm đến nước uống.

Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị các phương án ứng phó như trực thăng bên phía quân đội và sẵn sàng các phương án kích hoạt cộng đồng phòng, chống thiên tai.

Cục hàng không yêu cầu các sân bay lên phương án ứng phó

Để chủ động ứng phó bão, Cục Hàng không yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực 24/24h. Đồng thời yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không đảm bảo thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết, cập nhật các dự báo, cảnh báo...

Đối với các Cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, Cục Hàng không yêu cầu tiếp tục phối hợp; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để có phương án điều chỉnh kế hoạch bay hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp.

Chuẩn bị mọi phương án ứng phó với bão số 6 - Ảnh 3
Cục hàng không yêu cầu các sân bay lên phương án ứng phó.

Đối với các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão gồm cảng hàng không Đồng Hới, cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và cảng hàng không Chu Lai triển khai các phương án phòng chống mưa, bão, chống ngập úng và khơi thông dòng chảy, bảo vệ các công trình, phương tiện, thiết bị, hạn chế thiệt hại do mưa, bão và nhanh chóng ổn định hoạt động.

Do diễn biến phức tạp của bão Trà Mi, Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không phối hợp chặt chẽ với Trung tâm cảnh báo thời tiết để thường xuyên cập nhật thông tin về mưa, bão; trường hợp cần điều chỉnh lịch bay, bay sớm, bay bù để giải tỏa khách triển khai báo cáo ngay về Cục để kịp thời xử lý. Các hãng hàng không thực hiện thông báo cho hành khách về tình hình mưa bão để hành khách chủ động sắp xếp lịch trình cho phù hợp.

Cục cũng yêu cầu các Cảng vụ hàng không giám sát công tác triển khai các nội dung ứng phó tại các cảng hàng không liên quan; bảo đảm liên lạc thông suốt với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi trách nhiệm để triển khai ứng phó trong mọi tình huống

Khiến 82 người Philippines thiệt mạng

Bão nhiệt đới Trami sau khi di chuyển khỏi vùng tây bắc Philippines hôm 25/10, gây ra lở đất và lũ lụt trên diện rộng và khiến ít nhất 82 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, các nhà dự báo thời tiết của khu vực cảnh báo khả năng hiếm hoi rằng cơn bão có thể bị đẩy quay ngược lại Philippines vào đầu tuần tới, khi bị gió áp suất cao ở Biển Đông đẩy lùi. Cơn bão Trà Mi là cơn bão thứ 11 và một trong những cơn bão gây thiệt hại lớn nhất đổ bộ Philippines trong năm nay.

Ít nhất 82 người thiệt mạng do bão, lũ lụt và sạt lở đất, trong đó 49 người thiệt mạng được báo cáo trong những ngày gần đây. 11 người khác vẫn mất tích ở Batangas.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Chuẩn bị mọi phương án ứng phó với bão số 6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới