Do bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi, tòa chung cư cũ A7 và A8 phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền (TP.Hải Phòng) bị nghiêng, lún, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. 303 hộ dân tại đây phải di chuyển đến các địa điểm an toàn khác trên địa bàn.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho 3 dự án bất động sản. Đồng thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư xây dựng lại chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn TP.HCM.
Chính phủ vừa có Tờ trình số 68 gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất quy định sở hữu chung cư có thời hạn.
Mùa đi săn bất động sản “bán tháo” được khởi động?; Giá đất 5 huyện ven đô giảm mạnh; Gấp rút thay thế chung cư cũ... là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.
Các vấn đề như thiếu nguồn cung ở các phân khúc vẫn tồn tại, cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.
Theo TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nhà ở không chỉ gắn kết trực tiếp với cuộc sống người dân mà còn là loại hình công trình có quỹ di sản lớn, có giá trị văn hóa minh chứng cho quá trình phát triển KT-VH-XH cần được khai thác, phát huy giá trị có hiệu quả.
Trong kế hoạch đặt ra năm 2022 của ngành xây dựng, phấn đấu diện tích nhà ở bình quân cả nước đạt 25,5 m2/người. Năm 2021, diện tích nhà ở đạt 25 m2/người.
Nguồn kinh phí này được trích từ nguồn điều hành tập trung ngân sách thành phố (TP) năm 2022. Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP chỉ đạo thực hiện theo quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của hồ sơ, tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Giá bán căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tăng 4% mỗi năm trong vòng 5 năm qua do được hưởng lợi từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Chuyên gia bất động sản nhận định số lượng dự án có mức giá tốt, vị trí thuận lợi và chất lượng cao tiếp tục khan hiếm. Điều này khiến người có nhu cầu mua nhà phân vân có nên mua luôn hay chờ thêm.
Đợt 1, Hà Nội tập trung di dời các hộ dân và khẩn trương xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm cấp D; phấn đấu cải tạo, xây dựng lại 2-3 khu chung cư cũ trong giai đoạn 2021-2025.
Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch hành động số 02 đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị.
Hiện thị trường bất động sản đang bị chi phối bởi rất nhiều bộ luật khác nhau, điển hình là Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai… nhưng lại thiếu đồng bộ, chồng chéo và mâu thuẫn.
TP.HCM cần nguồn vốn gần 38.000 tỷ đồng để phát triển 35.000 căn nhà ở xã hội và hơn 13.000 tỷ đồng xây mới gần 11.300 căn hộ chung cư trong giai đoạn 2021-2025.
UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đợt 1 trên địa bàn thành phố theo kế hoạch đã được phê duyệt trước đó.
Nguồn vốn ưu đãi chưa được bố trí, mất cân đối cung cầu nhà ở bình dân, ì ạch cải tạo chung cư cũ... được nhận định là thách thức cho bài toán nhà ở của TP.Hà Nội trong giai đoạn tới.
Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố và các Sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư thống nhất bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ trong năm 2022.
Để đảm bảo tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội yêu cầu quận Đống Đa và Ba Đình phải hoàn thành di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm cấp D trong quý I/2022.