Nông dân không nên nóng vội chuyển đổi cây trồng khi giá cà phê lên cao mà cần sản xuất theo hướng bền vững để đáp ứng tốt yêu cầu thị trường, đồng thời giữ vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại các khu vực thường xảy ra khô hạn, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả tích cực trước thách thức của biến đổi khí hậu; góp phần phát huy hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Bên cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết 120/NQ-CP (NQ 120) của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu, giải pháp căn cơ nhất cho tình trạng hạn - mặn trong khu vực này là phải phát triển thích ứng tự nhiên.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do đợt hạn mặn gay gắt nhất trong lịch sử. 5/13 tỉnh trong vùng gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai để tìm giải pháp ứng phó. Theo các chuyên gia, thay vì chống lại tự nhiên thì người dân phải thích ứng với hạn mặn khốc liệt. TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - Chuyên gia về tài nguyên nước vừa có cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Môi trường.
Trước những tác động nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp trước mắt cũng như dài hạn phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng này.