Con đường trở thành "chư hầu" về năng lượng của Ukraine
Điện hạt nhân là một nguồn then chốt trong tổ hợp điện của Ukraine. Tỷ trọng của các nhà máy điện hạt nhân trong cơ cấu công suất lắp đặt cuối năm 2019 là 26,9%, trong cơ cấu sản xuất điện thuần - 55,2%.
Theo Cơ sở dữ liệu của IAEA (PRIS. Ukraina. PRIS. IAEA.IAEA) tính đến 1/1/2021, tiềm lực về năng lượng hạt nhân của Ukraine được xếp vào lớn trên thế giới, có 5 cụm nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) với tổng số 21 lò phản ứng các loại, gồm:
- Về chủng loại lò: 4 lò LWGR, và 17 lò PWR.
- Về trạng thái của lò: 4 lò đã dừng, 15 lò đang hoạt động và 2 lò đang xây dựng.
- Về công suất đặt của lò: 3 lò 1.000 MW.
- Về thời gian xây dựng: 7 lò trong những năm 1970, và 14 lò trong những năm 1980.
Chi tiết được tổng hợp trong các bảng sau:
Bảng 1: Tiềm lực về năng lượng hạt nhân của Ukraine:
NoTên lò phản ứngLoại lò phản ứngTrạng tháiĐịa điểmCông suất phát, MWCông suất đặt, MWBắt đầu xây dựngKết nối lưới
Tính đến ngày 1/1/2021, Ukraine có 4 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động (Khmel'nitskaya, Rovenskaya, Yuzhno - Ukrainskaya, và Zaporozhskaya) với 15 lò phản ứng, có tổng công suất lắp đặt 13,835 GW và tổng công suất phát khoảng 11,7 GW. Như vậy, so với tổng tiềm năng điện hạt nhân của châu Âu, Ukraine chiếm khoảng 12% về số lò và khoảng 11% về công suất phát và công suất đặt. Chi tiết xem bảng sau:
Bảng 2: So sánh tiềm năng về ĐHN của Ukraine với châu Âu và thế giới:
Về thời gian hoạt động, phần lớn các lò đã có thời gian vận hành 30 - 35 năm (xem đồ thị trong hình sau):
Đơn vị điều hành vận hành các nhà máy ĐHN ở Ukraine là doanh nghiệp nhà nước - Công ty Sản xuất Năng lượng Hạt nhân Quốc gia Energoatom (NAEC Energoatom), được thành lập vào tháng 10/1996.
Về giá của ĐHN: Trong giai đoạn kể từ 2009 - 2016, giá điện hạt nhân ở Ukraine tăng liên tục và tăng hơn 3 lần (từ khoảng 15 kopek/kWh lên 48 kopek/kWh). Chi tiết xem trong hình sau:
Và con đường trở thành “chư hầu” về năng lượng:
Trước khi CCCP tan rã, hệ thống điện của Ukraine thuộc loại tương đối mạnh, gồm: 6 nhà máy điện hạt nhân, một lượng lớn các trung tâm nhiệt điện và nhà máy nhiệt điện, một loạt thủy điện bậc thang trên các sông Dnepr và Dniester và một cơ sở hoàn chỉnh cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện là bể than nổi tiếng Donbass.
Từ năm 2011, Chính phủ Ukraine đã đề ra nhiệm vụ tối ưu hóa các nguồn năng lượng nhập khẩu và đã thành lập Cơ quan Nhà nước về Hiệu quả và Tiết kiệm Năng lượng trực thuộc Chính phủ. Nhiệm vụ chính của Cơ quan này là:
(i) Thực hiện các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng (NL) và giảm mức tiêu hao NL, đặc biệt là giảm tiêu hao khí và dầu mỏ nhập khẩu.
(ii) Hỗ trợ các chương trình phát triển và sử dụng các nguồn NL phi truyền thống, đặc biệt là NL tái tạo.
Trong một thời gian dài, giá khí đốt ở Ukraine luôn ở mức thấp nhất ở châu Âu, trong đó giá khí đốt cho người dân được Chính phủ trợ cấp bằng cách tăng thuế quan đối với ngành công nghiệp.
Trước sự kiện năm 2014, Ukraine là nước xuất khẩu điện ròng. Việc mua điện, chủ yếu từ Nga, với giá trị vài triệu đô la một năm. Vào tháng 11/2015, việc mua điện từ Nga đã bị ngừng vì lý do chính trị. Nguồn cung cấp điện của Ukraine cho Crimea đã bị cắt một phần vào tháng 10/2015, và ngay sau khi việc mua điện của Nga bị dừng lại, các đường dây tải điện còn lại ở khu vực Kherson đã bị nổ tung và nguồn cung cấp điện cho Crimea đã ngừng hoàn toàn (xem Năng lượng của Crimea).
Từ tháng 6/2014, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của EU tại Ukraine, Jan Tombinski đã trực tiếp khuyến nghị Chính phủ Ukraine cải thiện hiệu quả năng lượng của nền kinh tế. Theo đó, từ tháng 12/2014, Chính phủ Ukraine đã tăng thuế đối với việc tiêu thụ năng lượng và các nguồn sản xuất năng lượng, đưa giá NL vào thị trường.
Năm 2015, Ukraine đã ngừng nhập khẩu điện từ Nga, nhưng vào tháng 9/2019, Verkhovna Rada đã cho phép nối lại nguồn cung cấp theo các thỏa thuận song phương với Nga. Kể từ đó, trong Rada người ta đã đề xuất ra mức thuế đặc biệt và vào ngày 1/4/2020, Chính phủ Ukraine đã đưa ra mức thuế bổ sung là 65% đối với nhập khẩu điện và than từ Nga (ngoại trừ than antraxit, bitum và coke).
Đến tháng 3/2019, Ukraine đã thông qua quyết định cấm nhập khẩu điện của Nga và Belarus.
Từ ngày 1/7/2019, Ukraine chính thức trở thành “chư hầu về năng lượng” của EU khi Chính phủ nước này bắt đầu tự do hóa thị trường năng lượng theo cái gọi là Gói năng lượng thứ ba của EU. Kết quả là chi phí điện cho các hộ tiêu dùng công nghiệp tăng trung bình 25%, và vào đầu năm 2020, chi phí điện ở Ukraine đã cao hơn 2 - 3 lần so với ở các nước EU).
Trong năm 2019, Tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Donbass đã giảm sản lượng than xuống mức thấp kỷ lục 22,4 triệu tấn, thấp hơn 7% so với năm 2018 và sản lượng điện tại các nhà máy nhiệt điện do công ty nắm giữ cũng giảm từ 34 xuống 28,4 TWh (-16%).
Năm 2020, Ukraine đã tuân theo yêu cầu của Anh, chấp nhận kế hoạch hợp tác với Anh trong lĩnh vực năng lượng nhằm cải tổ ngành công nghiệp than, phát triển năng lượng xanh và tiến tới quá trình khử cacbon của toàn bộ nền kinh tế.
Khi kế hoạch hợp tác với Anh còn đang nằm trên giấy, mùa thu năm 2021, Ukraine đã chịu ngay tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Tháng 8/2022, người đứng đầu Naftogaz, ông Yuriy Vitrenko nói rằng: Ukraine đã hoàn toàn phụ thuộc vào các “đồng minh quốc tế” khi phải yêu cầu phương Tây cấp cho họ các khoản tiền cần thiết để nhập khẩu 4 tỷ mét khối khí đốt. Theo ông, trong trường hợp không có sự hỗ trợ, khí đốt sẽ không đủ và có “rủi ro cao về sự cố của hệ thống năng lượng”.
Vào tháng 10/2022, Dmitry Sukharuk - Giám đốc điều hành của DTEK - Công ty năng lượng tư nhân lớn nhất ở Ukraine bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn với The Economist rằng: Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng của Liên bang Nga đã tham gia lập kế hoạch tấn công vào lưới điện Ukraine. Các mục tiêu được lựa chọn cẩn thận và là những cơ sở có giá trị. Trước hết, đây là những trạm biến áp kết nối các thành phần của hệ thống năng lượng Ukraine. Ngay khi bị tấn công, hệ thống NL của Ukraine đã bị cắt thành nhiều mảnh. Do đó, khả năng truyền tải điện giữa các vùng của đất nước đã bị mất. Mục tiêu thứ hai là các nhà máy điện của Ukraine.
Theo UkrEnergo, ít nhất 30% công suất điện của Ukraine đã bị vô hiệu hóa ngay trong tuần đầu bị tấn công. Trên khắp Ukraine, hiện có 70 đội sửa chữa đã làm việc không ngừng nghỉ. Theo Suharuk, lượng thiết bị điện được phương Tây cung cấp kể từ đầu năm chỉ như “muối bỏ bể” so với thiệt hại.
Một vấn đề cản trở khác trong việc trở thành thành viên của hệ thống năng lượng châu Âu là tính kém tương thích của thiết bị Liên Xô hiện có ở Ukraine với thiết bị của phương Tây cung cấp, được sản xuất theo tiêu chuẩn của EU.
TS NGUYỄN THÀNH SƠN
Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam