Sau nhiều ngày nỗ lực triển khai các giải pháp ứng cứu, đến trưa ngày 27/3, ngành chức năng đã loại bỏ nguy cơ tràn dầu từ sự cố chìm tàu trên biển ở Quảng Nam.
Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đang phối hợp cùng ngành chức năng tích cực triển khai các phương án ứng phó nguy cơ tràn dầu từ sự cố tàu vận tải va vào bãi đá ngầm trên vùng biển thuộc tỉnh Quảng Nam.
Các rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm luôn chịu tác động ô nhiễm từ các dòng sông, dòng hải lưu và gió bão. Do đó, việc dọn vệ sinh dưới đáy biển sẽ góp phần gìn giữ cảnh quan đáy biển sạch đẹp, vừa làm nơi sinh trưởng tốt cho các loài san hô.
Khu bảo tồn Cù Lao Chàm dự kiến thành lập đáp ứng cả tiêu chí của khu bảo vệ cảnh quan và khu dự trữ thiên nhiên, với diện tích quy hoạch là 23.500 ha, gồm 21.857,2 ha phần biển và 1.642,8 ha phần đảo.
Việt Nam hiện có 9 Khu dự trữ sinh quyển với tổng diện tích hơn 4 triệu hecta, chiếm khoảng 12,1% diện tích tự nhiên cả nước. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 1,78 triệu người.
Nằm cách biển Cửa Đại (TP.Hội An, Quảng Nam) khoảng 9 hải lý về hướng đông, Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp) gồm 8 hòn đảo nhưng chủ yếu là núi đá, nên cư dân chỉ tập trung sinh sống tại hòn Lao. Đây là địa điểm du lịch biển nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn vươn ra thế giới.
Hòn đảo nhiều năm vắng bóng rùa, bỗng một ngày hàng trăm chú rùa theo đàn bò ra đại dương bao la trong niềm vui khôn xiết của mọi người. Để có được kỳ tích ấy, suốt 3 năm qua các chuyên gia Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã nỗ lực hết mình với mong muốn bảo tồn loài rùa biển đang nguy cấp đồng thời bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nơi đây…
Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (TP.Hội An) cho biết, san hô cứng đang hồi sinh trên các kè bê tông trên đảo. Điều này cho thấy chất lượng nước và môi trường ở Cù Lao Chàm đang được cải thiện rõ rệt.
Việt Nam có 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận như Cát Bà, Đồng Nai,... Các Khu dự trữ sinh quyển thể giới, Khu bảo tồn biển tại Việt Nam là những khu vực tiên phong thực hiện phong trào sống xanh, nói không với rác thải nhựa.