Chủ nhật, 24/11/2024 09:35 (GMT+7)
Thứ tư, 13/10/2021 15:45 (GMT+7)

Đắk Nông: Thu hồi 220 ha rừng bị doanh nghiệp tàn phá

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Đắk Nông ra quyết định thu hồi 220 ha rừng tại huyện Đắk G’Long do Công ty cổ phần Thiên Sơn vi phạm pháp luật về đất đai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký văn bản quyết định thu hồi 220 ha đất của Công ty cổ phần Thiên Sơn tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông.

Đây là doanh nghiệp được giao đất, giao rừng để thực hiện dự án nông lâm nghiệp và quản lý, bảo vệ rừng nhưng đã liên tục để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhiều năm nay.

Diện tích đất thu hồi này nằm trong tổng số hơn 420 ha đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông cho Công ty cổ phần Thiên Sơn thuê từ năm 2009.

Đắk Nông: Thu hồi 220 ha rừng bị doanh nghiệp tàn phá - Ảnh 1
Hiện trường vụ phá rừng do Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý (Ảnh Dân việt).

Trước đó, có nhiều thông tin phản ánh về việc Công ty cổ phần Thiên Sơn lợi dụng việc triển khai thực hiện dự án để khai thác rừng, phá rừng, chiếm đất rừng để bán, trục lợi. 

Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Thiên Sơn còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, để xảy ra tình trạng chặt phá rừng.

Tháng 7/2021, Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã Quảng Sơn phối hợp cùng Chốt quản lý bảo vệ rừng liên ngành xã Quảng Sơn (Chốt 3337) tổ chức tuần tra tại lâm phần Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý. 

Kết quả cho thấy rừng tự nhiên bị phá trái pháp luật với diện tích 6.820 m2, mức độ thiệt hại 85%.

Nguyễn Thật

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông: Thu hồi 220 ha rừng bị doanh nghiệp tàn phá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới