Chủ nhật, 24/11/2024 07:28 (GMT+7)
Thứ sáu, 21/05/2021 07:00 (GMT+7)

Đằng sau 'chiêu' tăng phí của VPBank

Theo dõi KTMT trên

VPBank thực chất muốn hướng khách hàng đến việc làm quen nhiều hơn với các tính năng tiện lợi của app ngân hàng điện tử, đồng thời làm quen với thẻ ghi nợ quốc tế, một loại hình thẻ dù ra đời đã lâu nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng quan tâm đúng mức.

Mới đây, người dùng ngân hàng được một phen ngỡ ngàng khi nhận được email thông báo tăng phí rút tiền mặt ngoại mạng (không rút tại cây ATM của VPBank - TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) từ miễn phí lên thành 3.000 đồng/lần rút đối với thẻ ghi nợ nội địa VPSuper và tăng phí SMS Banking (phí nhận thông báo biến động số dư bằng tin nhắn) từ 10.000 đồng/tháng lên 12.000 đồng/tháng.

Nhưng cũng trong chính thông báo tăng phí này, VPBank đưa ra phương án thay thế cho người dùng. Cụ thể, nếu khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế thì sẽ được miễn phí hoàn toàn khi rút tiền cả nội và ngoại mạng, còn nếu khách hàng đăng ký nhận thông báo biến động số dư ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử (app) thì cũng không phải trả khoản phí 12.000 đồng nói trên.

Đằng sau 'chiêu' tăng phí của VPBank - Ảnh 1

Như vậy có thể thấy, “chiêu” thông báo tăng phí của VPBank thực chất là muốn hướng khách hàng đến việc làm quen với thẻ ghi nợ quốc tế, một loại hình thẻ dù ra đời đã lâu nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng trong nước quan tâm đúng mức, đồng thời hướng người tiêu dùng làm quen nhiều hơn với các tính năng tiện lợi của app ngân hàng điện tử.

Không những thế, để giúp khách hàng làm quen với sản phẩm mới, VPBank đang áp dụng việc miễn phí mở thẻ ghi nợ quốc tế và phí thường niên lên đến 2 năm đầu trong khi trên thị trường thì chi phí này đang phổ biến ở mức trong khoảng từ 200-300.000 đồng, đồng thời khách hàng sẽ được hoàn tiền không giới hạn trên mọi chi tiêu online hoặc tại điểm chấp nhận thẻ. Được biết, không chỉ miễn phí phát hành hầu hết các loại thẻ đang lưu hành, VPBank còn miễn, không kèm theo điều kiện toàn bộ các loại phí chuyển tiền online cho mọi tài khoản hiện có của ngân hàng.

Không chỉ hướng khách hàng đến với thẻ ghi nợ quốc tế vì những tiện ích của loại hình thẻ này, VPBank còn muốn nhân dịp này hướng nhóm khách hàng đang sử dụng tài khoản VPSuper đến việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip (thẻ VPSuper phát hành trước đây là thẻ từ, các thẻ mới phát hành sau ngày 31/3/2021 đều là thẻ chip), vừa là để tuân thủ chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và cũng là để nâng cao tính bảo mật cho thẻ.

Người tiêu dùng Việt Nam vốn đã quá quen thuộc với thẻ ghi nợ nội địa, tấm thẻ mà nhiều người quen gọi là thẻ ATM, với hai tính năng chính là rút tiền tại cây ATM và thanh toán khi mua hàng trong nước. Còn thẻ ghi nợ quốc tế thì mới “du nhập” Việt Nam vài năm trở lại đây, nhưng ngay lập tức được những người hay đi công tác nước ngoài đặc biệt ưa chuộng bởi có thể rút tiền và thanh toán thoải mái trên toàn cầu. Với tấm thẻ ghi nợ quốc tế (hay thẻ thanh toán quốc tế), người sở hữu thẻ sẽ không còn phải lo đổi ngoại tệ và làm sao để đủ tiền mặt chi tiêu khi đi du lịch hoặc công tác nước ngoài, bởi đa số các quốc gia đều có quy định khá hạn hẹp về lượng tiền mặt được phép mang theo.

Đằng sau 'chiêu' tăng phí của VPBank - Ảnh 2
Ảnh minh họa. 

Các loại thẻ ghi nợ quốc tế phổ biến ở Việt Nam gồm thẻ được phát hành bởi hai tổ chức tài chính lớn là Visa, MasterCard, bên cạnh đó American Express và JCB cũng đang tích cực tìm cách tiếp cận người dùng Việt. Chỉ tính riêng với Visa và MasterCard thì số lượng cây ATM mà chủ thẻ có thể rút tiền trên toàn cầu đã lên tới hàng triệu điểm, và việc thanh toán cả online (thanh toán qua mạng) lẫn offline (thanh toán trực tiếp) đều rất thuận tiện.

Còn đối với app ngân hàng điện tử thì ngày nay đã trở nên quá quen thuộc với người dùng tại Việt Nam. Các ngân hàng liên tục đổi mới app của mình, chỉ nhằm mục tiêu thu hút người dùng, vì nếu giao diện chưa bắt mắt hoặc tính năng hơi khó sử dụng thì khách hàng hoàn toàn có thể chuyển hướng sang ngân hàng khác, bởi việc mở tài khoản ngân hàng hiện nay là cực kỳ dễ dàng và tiện lợi.

VPBank cho biết, việc Ngân hàng này nỗ lực hướng khách hàng đến việc sử dụng nhiều hơn các tính năng của app như đăng ký nhận Smart OTP (nhận OTP trên app) thay vì SMS OTP (nhận OTP trên tin nhắn điện thoại) và mới đây nhất là nhận thông báo biến động số dư trên app hoàn toàn miễn phí thay vì nhận qua tin nhắn (SMS Banking) cũng khiến khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn.

Nếu như việc khách hàng nhận SMS OTP và dùng SMS Banking có thể mang đến rủi ro lộ thông tin và phát sinh chi phí thanh toán cho công ty viễn thông thì việc sử dụng Smart OTP và đăng ký theo dõi biến động số dư trên app đã loại bỏ được phần lớn những điểm bất tiện này.

Với xu thế chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra cực kỳ mạnh mẽ như hiện nay, việc các ngân hàng hướng khách hàng đến với những sản phẩm có quy mô ứng dụng toàn cầu và sử dụng ứng dụng ngân hàng trên Smartphone (app) thay thế cho những tính năng truyền thống đang được các ngân hàng tích cực cung cấp miễn phí như một ưu đãi giúp khách hàng có thêm động lực chuyển đổi dần thói quen.

Chính vì vậy, thời điểm này được các chuyên gia nhận định là thời điểm vàng để người dùng chuyển đổi, bởi trong tương lai khi các sản phẩm quốc tế và ứng dụng điện tử đã trở thành không thể thiếu thì các đơn vị cung cấp dịch vụ rất có thể sẽ phải tính đến việc thu phí trở lại bởi trên thế giới việc thu phí này là quy định tất yếu.

Cẩm Anh

Bạn đang đọc bài viết Đằng sau 'chiêu' tăng phí của VPBank. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới