Đỉnh lũ năm 2020 tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức thấp và xuất hiện muộn vào giữa tháng 10. ĐBSCL có thể sẽ có mùa lũ thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 vào chiều 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.
Đây không chỉ là câu hỏi được đặt ra tại buổi làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào tháng 3 năm nay mà cũng là trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi thời gian qua, có nhiều chỉ đạo, hoạt động giúp “vựa lúa” của cả nước vượt hạn.
Với mong muốn hạn chế rác thải nhựa khó phân hủy từ những túi ni lông đựng thức ăn khi mua bán, trao đổi hàng hóa của người bán lẫn người mua, góp phần làm giảm tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt trong cộng đồng, Hội LHPN các địa phương thuộc ĐBSCL đã tiến hành nhiều giải pháp, trong đó nổi bật là phong trào tự phân loại rác tại nhà và sử dụng giỏ xách đi chợ thay cho việc sử dụng các túi lông.
Tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn biến ngày càng phức tạp dọc theo các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, các nhánh sông chính và cả bờ biển, gây nhiều thiệt hại.
Từ đầu năm 2020 đến nay trên địa bàn các tỉnh, thành như Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Trong thời gian gần đây, hoạt động nuôi chim yến ngay tại khu vực có đông dân cư sinh sống đã ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống thường ngày của nhiều người dân ở một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020 đã tạo ra mốc lịch sử mới, khốc liệt hơn đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016 cả về thời gian và độ xâm nhập mặn, cho thấy sự biến đổi thời tiết vô cùng phức tạp, khó lường.
Cử tri vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đề nghị Chính phủ ưu tiên triển khai thực hiện ngay các công trình trữ ngọt phục vụ nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân theo đúng mục tiêu phát triển bền vững.
Các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp giảm độ mặn gồm che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ.
Chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải tiếp thu tối đa ý kiến của địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời đánh giá toàn diện, khoa học các yếu tố tác động lên ĐBSCL.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Năm 2020 hạn, mặn liên tục tấn công Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Tiến Hùng (ảnh) - nguyên Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, người đã gắn bó với công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước ngầm khu vực ĐBSCL những ngày đầu giải phóng.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do đợt hạn mặn gay gắt nhất trong lịch sử. 5/13 tỉnh trong vùng gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai để tìm giải pháp ứng phó. Theo các chuyên gia, thay vì chống lại tự nhiên thì người dân phải thích ứng với hạn mặn khốc liệt. TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - Chuyên gia về tài nguyên nước vừa có cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Môi trường.