Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời sẽ tối đa hóa lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất, tăng nguồn thu cho người dân. Đặc biệt, góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Nằm ở độ cao hơn 400m trên núi Cấm, mặc dù chưa có điện lưới quốc gia nhưng ấp Vồ Bà thuộc xã An Hảo (Tịnh Biên, An Giang) đã có 100% hộ dân sử dụng điện năng lượng mặt trời, cuộc sống nơi ấp nghèo ngày càng đổi thay.
Những lợi ích kinh tế từ cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã tạo nên làn sóng đầu tư ồ ạt vào các dự án điện mặt trời ở các tỉnh Tây Nguyên, gây ra nhiều khó khăn, bất cập.
Mặc dù trong các tính toán trước đây, năng lượng hạt nhân đã từng là nguồn năng lượng "rẻ nhất," nhưng nó đang trở nên đắt đỏ hơn so với các nguồn khác như năng lượng mặt trời.
Theo ĐBQH khóa XIV Thái Trường Giang, tuyệt đối không làm dự án điện mặt trời nếu gây mất diện tích rừng. Các dự án điện gió chỉ sử dụng một phần đất rừng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cấp phép.
Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, sai phạm phổ biến tại các dự án điện mặt trời mái nhà là lắp trên mái công trình nông nghiệp, dưới hình thức trang trại nhưng chưa đảm bảo các tiêu chí về trang trại.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, việc ồ ạt đầu tư, bùng nổ năng lượng điện mặt trời thời gian qua cho thấy rất nhiều quy hoạch có giá trị pháp lý cao đã bị phá vỡ.
Với hàng ngàn MW điện mặt trời đã vận hành và hơn 10.000MW đang đề nghị bổ sung quy hoạch, cả nước đã có hàng chục triệu tấm quang điện (pin mặt trời) đang hoạt động. Vậy khi những tấm pin này hết hạn sẽ đi về đâu, giải quyết như thế nào?
Để giải quyết vấn đề giảm phát các dự án năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đang nghiên cứu cơ chế, đồng bộ chính sách khuyến khích để phát triển hệ thống tích trữ; đồng thời đang nghiên cứu chính sách về cơ chế mua bán điện.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, riêng tỉ lệ huy động nguồn điện mặt trời đạt 11,48 tỉ kWh, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Theo một báo cáo mới của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA ), thành công của Nam Úc (một bang của Úc) mang đến nhiều bài học thiết thực cho nhiều nơi.
Sự gia tăng đột biến của loại hình năng lượng tái tạo sẽ làm gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm năng lượng tái tạo trên hệ thống điện. Vì vậy, trong giai đoạn 2021-2025, hệ thống điện Việt Nam sẽ tiếp tục phải cắt giảm.
Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năng lượng tái tạo lại được huy động tăng tới 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 9,5 tỉ kWh, tăng 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Global Solar Atlas (bản đồ năng lượng mặt trời toàn cầu) cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến điện mặt trời như: Công suất quang điện phát ra trong ngày - năm, góc nghiêng tấm quang điện để đạt tối ưu…
Với việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2021/NĐ-CP, các địa phương đã có đủ cơ sở pháp lý để xem xét khi triển khai các dự án phát triển trên mặt tại các khu vực có khoáng sản dự trữ quốc gia.
Điện mặt trời bùng nổ và chiếm đến 25% công suất lắp đặt, nhưng lại chỉ phát ra chưa đầy 10% sản lượng. Việc có nguồn điện khác bù lại khi về đêm cũng là bài toán hóc búa.
Trang tin Tương lai năng lượng "Energiezukunft" của Đức vừa có bài viết bày tỏ ấn tượng về tốc độ thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đồng thời nhận định Việt Nam có thể sớm đóng vai trò đầu tầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á.