Chủ nhật, 24/11/2024 10:09 (GMT+7)
Thứ bảy, 29/10/2022 08:50 (GMT+7)

Điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát

Theo dõi KTMT trên

Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt, đồng bộ bằng các công cụ khác nhau với liều lượng hợp lý tùy từng thời điểm.

Lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát

Các động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam đang phát huy sự chủ động, linh hoạt.

Hiện nay, lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát nhờ nhiều biện pháp đã được triển khai, trong đó việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng có ý nghĩa quan trọng.

Điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát - Ảnh 1

Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang phát huy sự chủ động, linh hoạt. (Ảnh minh họa)

Tình trạng lạm phát và lãi suất của nhiều nước trên thế giới liên tục tăng cao từ đầu năm và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Để ứng phó với thực trạng này, chính sách tiền tệ của Việt Nam gần đây phải liên tiếp điều chỉnh cả lãi suất điều hành và nới rộng biện độ tỷ giá.

Đây được xem là những động thái chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách nhằm ổn định thị trường tiền tệ, giữ vững cân đối vĩ mô, ứng phó tốt hơn với vòng xoáy lạm phát trên thế giới.

Ngân hàng Nhà nước từ nửa cuối tháng 10 đã quyết định nới biên độ biên độ tỷ giá giữa USD/VND từ mức ±3% lên ±5%. Việc điều chỉnh tăng biên độ này sẽ giúp Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ động thích ứng, có thêm dư địa điều hành trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế.

Ông Francois Painchaud - Đại diện Thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam đánh giá: "Động thái điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thể hiện tính linh hoạt trong điều hành. Đây là hành động kịp thời và phù hợp với tình hình quốc tế và nền tảng vĩ mô của Việt Nam. Với nền tảng kinh tế vững chắc của Việt Nam và lạm phát tương đối thấp, tỷ giá hối đoái được điều hành linh hoạt, theo đánh giá của chúng tôi đây là một động thái tích cực".

Còn ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận xét: "Chúng tôi đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ trong những tháng vừa qua, nhất là quý II, III, tập trung hơn vào việc giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, sinh hoạt người dân, qua đó giảm phần nào áp lực tăng giá. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái đã được thực hiện hiệu quả, quản trị được sự giảm giá của VND theo cách giảm lạm phát nhập khẩu".

Ngân hàng Nhà nước cũng trong những ngày cuối tháng 10, lại tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản thêm 1%/năm. Đây là lần nâng lãi suất điều hành thứ hai trong vòng một tháng của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước được cho là nhắm tới 2 mục tiêu - kiềm chế lạm phát và giảm áp lực đối với tỷ giá.

Các động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam đang phát huy sự chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thích ứng với tình hình lạm phát, lãi suất đang tiếp tục tăng cao của nhiều nước trên thế giới.

Phía doanh nghiệp chủ động ứng phó với biến động đầu vào

Các mặt hàng đầu vào ở thời điểm này tăng giá đã từ nửa đầu năm nhưng xu hướng ngày càng rõ rệt hơn vào thời điểm này. Với doanh nghiệp, việc chủ động ứng phó với xu hướng này được đặt lên ưu tiên hàng đầu.

Chỉ có chủ động, doanh nghiệp mới làm chủ được tình hình, sẵn sàng với những biến động khó lường nhất là khi tình hình lạm phát trên thế giới vẫn còn rất phức tạp.

Có thể nói giảm được chi phí thời điểm này là sự sống còn của doanh nghiệp. Tái cấu trúc từ quy trình sản xuất đến hệ thống phân phối giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các nguồn lực. Điểm quan trọng là việc áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng có cách hợp tác với nhau để giảm chi phí đầu vào.

Theo ông Vũ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SUNHOUSE cho rằng: "9 tháng đầu năm nay chi phí logistic từ Việt Nam sang Mỹ rất lớn, thậm chí lến đến 53% trên doanh thu, thì nay đã về khooảng 35% và dự kiến đầu sang năm về 15-20%, tương tự như logistic các chi phí khác mình phải tối ưu dần. Chúng tôi có khoản tích lũy dài và trong chiến lược hàng năm bao giờ cũng có khoản dự phòng rủi ro".

Đồng thời, nếu cách làm cũ bị phụ thuộc nhiều vào các nguồn đầu vào tăng giá, doanh nghiệp Việt cũng hướng tới tìm kiếm vật liệu, dịch vụ thay thế hợp lý hơn.

Luôn chủ động và có nhiều kịch bản dự phòng rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh bền vững hơn. Cách làm này đang được nhiều doanh nghiệp thực hiện để ứng phó tốt với những biến động tăng giá đầu vào do ảnh hưởng của lạm phát thế giới.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới