Cùng với quá trình đô thị hóa, các cây xanh đô thị Việt Nam ngày càng thiếu vắng nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng hay các công trình giao thông hiện đại.
Thời gian tới, thành phố cần phải giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỉ đồng.
Quá trình đô thị hóa nhanh đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Chất lượng môi trường không khí Hà Nội có biểu hiện suy thoái.
Trong một thời gian dài phát triển công nghiệp như vũ bão, nhiều nước phương Tây đã phải trả giá đắt cho sự thái quá của mình: Môi trường sống bị tàn phá do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Thật may, họ đã kịp thời tỉnh ngộ, hướng đến một cuộc sống bền vững hơn, gắn bó, hài hòa với thiên nhiên hơn. Nhưng với Việt Nam, dường như bài học đó chưa được “thấm nhuần”.
Năm 2019, khu rừng mưa nhiệt đới rộng hàng chục ha của CHDC Congo đã mất đi một diện tích lớn gấp đôi diện tích lãnh thổ của Luxembourg do thói quen dùng than củi và nạn khai thác gỗ bất hợp pháp.
Sự gia tăng xe hơi và xe máy đang khiến những con đường trong các đô thị lớn của Việt Nam trở nên chật hẹp, điều kiện giao thông khó khăn hơn, thậm chí là hỗn loạn. Đặc biệt, vấn nạn ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông ngày càng nghiêm trọng.
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, trong khi quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ, khoa học nếu không muốn nói là yếu kém đã trở thành nguyên nhân chủ quan khiến cho TP Vinh trở thành “túi nước” khi có mưa lớn kéo dài xảy ra như thời gian vừa qua.
Chôn lấp rác thải đô thị chiếm 76% tổng lượng rác thải. Nếu không có giải pháp xử lý, đến năm 2020, nhiều thành phố lớn sẽ không còn đất để chôn lấp. Xử lý vấn đề này như thế nào?
TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành khác đều đang rất khó khăn trong việc không còn nơi để chôn lấp rác. Vậy rác sẽ được xử lý theo công nghệ nào để đảm bảo nhanh gọn, kịp thời và tạo ra giá trị mới?
Theo thống kê của Sở TN&MT TP.Đà Nẵng, mỗi ngày, thành phố phát sinh hơn 1.100 tấn rác thải. Dự kiến, từ năm 2020 - 2025, phát sinh hơn 1.800 tấn/ngày; giai đoạn năm 2025 - 2030, hơn 2.400 tấn/ngày và hơn 3.000 tấn/ngày trong thời gian từ năm 2030 - 2040. Những con số cảnh báo trên cho thấy, đô thị Đà Nẵng đang đối mặt với quá nhiều áp lực về vấn đề rác thải trong tương lai.
TP Hà Nội hiện đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do đô thị hóa, dân số tăng nhanh, nhất là mật độ xây dựng, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến.