Chủ nhật, 24/11/2024 06:03 (GMT+7)
Thứ tư, 19/07/2023 14:20 (GMT+7)

Đoan Hùng - Phú Thọ: Làm rõ việc khai thác khoáng sản đá quý trên sông Chảy

Theo dõi KTMT trên

Mặc dù đã có chỉ đạo cấm, ký cam kết không vi phạm pháp luật về khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trường… Song, nhiều đơn vị vẫn khai thác khoáng sản đá quý trái phép.

Thời gian gần đây, người dân trên địa bàn xã Phú Lâm có phản ánh tới Tạp chí Kinh tế Môi trường về tình trạng nhiều tàu hút ngang nhiên khái thác đá quý trái phép trên sông Chảy bằng phương pháp hút (đoạn chảy qua địa bàn xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên quý của đất nước bị thất thoát, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên đia bàn.

Hoạt động khai thác đá quý trên địa bàn xã Phú Lâm (Đoan Hùng, Phú Thọ).

Cũng theo phản ánh, tình trạng khai thác đá quý nơi đây diễn ra một thời gian, hoạt động theo khung giờ xả nước của nhà máy thủy điện Thác Bà. Theo đó, những chiếc tàu hút bắt đầu khai thác từ 4h – 10h sáng. Sau khoảng thời gian này, nhà máy thủy điện xả nước, mực nước dâng cao khiến các hoạt động khai thác không đạt hiệu quả nên các đối tượng khai thác đá quý dừng hoạt động.

Đến khi mực nước rút, việc khai thác khoáng sản trái phép lại tiếp tục bắt đầu. Ngoài ra, có hôm nhà máy không xả nước các đơn vị hoạt động cả ngày đến chiều muộn. Việc khai thác đá quý tuần tự như vậy.

Đoan Hùng - Phú Thọ: Làm rõ việc khai thác khoáng sản đá quý trên sông Chảy - Ảnh 1
Hai chiếc tàu khai thác đá trái phép giữ thanh thiên bạch nhật.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, ngày 14/7, PV Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có mặt tại khu vực ghềnh Cỏ, ghềnh Ngựa (địa danh người dân thường gọi) thuộc địa bàn xã Phú Lâm để ghi nhận thông tin. Tại đây, PV ghi nhận được 3 chiếc tàu hút hoạt động hết công suất, quá trình hút khoáng sản lên (sỏi kèm đá quý) sẽ được đưa vào sàng rồi đưa vào khu vực lưu trữ, những dòng nước đục ngàu sẽ được thải ra sông khiến cả một đoạn sông đổi màu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ghi nhận hơn 1 tiếng đồng hồ tại vị trí này, PV ghi nhận thấy, có việc khai khoáng sản. Mặc dù được thiết kế với các bộ phận như ống hút, sàng lọc để phục vụ cho việc hút cát sỏi, thế nhưng những chiếc tàu chỉ đứng yên một chỗ, trên khoang không có chút cát sỏi nào?

Đoan Hùng - Phú Thọ: Làm rõ việc khai thác khoáng sản đá quý trên sông Chảy - Ảnh 2
Hoạt động khai thác không những gây mất an ninh trật tự, còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Qua tìm hiểu, tại sông Chảy (đoạn chảy qua địa bàn xã Phú Lâm) có 2 đơn vị được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát sỏi theo đúng quy định. PV Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường cũng đã liên hệ với đại diện của 2 đơn vị này để trao đổi về vấn đề trên.

Cả 2 vị đại diện Công ty cho biết, do mực nước sông thấp, hoạt động khai thác cát sỏi gặp nhiều khó khăn cho nên đơn vị đã dừng hoạt động từ tháng 12/2022. Hiện tại, cả 2 đơn vị không có bất cứ phương tiện khai thác nào hoạt động tại khu vực này.

Đoan Hùng - Phú Thọ: Làm rõ việc khai thác khoáng sản đá quý trên sông Chảy - Ảnh 3
Diện tích trên được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát sỏi, nhưng do mực nước sông thấp, các đơn vị gặp khó khăn trong việc khai thác nên tạm thời dừng hoạt động. Nhưng một số đơn vị khác lại vào ngang nhiên khai thác đá quý trái phép.

Sau khi ghi nhận thông tin phản ánh từ người dân, xác nhận của đơn vị được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn, PV đã liên hệ lại với ông Bùi Duy Hường - Chủ tịch UBND xã Phú Lâm: “Ngày 31/12/2022 cơ quan chức năng đã có chỉ đạo cấm khai thác khoáng trái phép, ký cam kết không vi phạm pháp luật về khoáng sản; bảo vệ tài nguyên môi trường từ tháng 12/2022. Còn về tình trạng khai thác đá quý như phản ánh chắc họ mới làm trộm…”.

“Chúng tôi đã cho cán bộ xuống kiểm tra, những chiếc tàu đó là tàu bên xã Hùng Xuyên sang đây làm. Sau khi làm rõ có tình trạng trên, đã nhắc nhở và yêu cầu những chiếc tàu này ra khỏi địa bàn?!”.

Cùng trao đổi với PV, ông Trương Quý Lâm - Chủ tịch UBND xã Hùng Xuyên khẳng định: “Sau khi kiểm tra và xác minh số phương tiện trong video Tạp chí Kinh tế Môi trường cung cấp, các phương tiện hoạt động khai thác thuộc địa phận xã Phú Lâm quản lý. Còn các bến bãi và phương tiện bên xã Hùng Xuyên đều đã bị đình chỉ hoạt động”.

Đoan Hùng - Phú Thọ: Làm rõ việc khai thác khoáng sản đá quý trên sông Chảy - Ảnh 4
Một con tàu khác hoạt động tại khu vực phía trên dòng chảy cách đó không xa.

Theo một số người dân trên địa bàn, lợi dụng sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng, một số đối tượng đưa phương tiện ra sông Chảy để tiến hành khai thác đá quý bằng phương pháp hút. Đá quý thu được được tập kết rồi đưa đi tiêu thụ ở những địa bàn lân cận.

Liên quan đến vụ việc trên, nhiều câu hỏi đặt ra khi PV cung cấp những hình ảnh hoạt động khai thác đá quý trái phép, hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra trên địa bàn xã Phú Lâm. Thế nhưng, những đơn vị quản lý địa bàn không tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hiện hành mà  chỉ "xua đuổi"? Từ vụ việc trên, có hay không việc xử lý kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”?.

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép không chỉ làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, biến dạng địa hình… mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Mặc dù UBND tỉnh Phú Thọ thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương tiến hành truy quét, kiểm tra và có phương án ngăn chặn… Nhưng tại sao vẫn chưa được giải quyết dứt điểm?.

Trước vấn đề trên, người dân nơi đây mong muốn sự vào cuộc của UBND huyện Đoan Hùng, cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, làm rõ, có phương án ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm còn tồn tại.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo rất quyết liệt từ Chính phủ mà công tác quản lý khoáng sản đã dần đi vào nề nếp hơn, giảm bớt thất thoát nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, đánh giá khách quan, công tác quản lý vẫn tồn tại nhiều bất cập. Thực tế tình trạng khai thác trái phép vẫn cứ diễn ra, làm “chảy máu” tài nguyên, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước.

Đánh giá trực diện, các hành vi khai thác trái phép khoáng sản gây tổn hại về kinh tế. Đồng thời, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội. Đơn cử như hành vi khác cát trái phép sẽ làm thay đổi dòng chảy; Việc khai thác khoáng sản trong rừng làm mất diện tích rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, gia tăng thiên tai, bão lũ; Quá trình khai thác, vận chuyển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân…

“Các hành vi khai thác trái phép đều vi luật (vi phạm pháp luật - PV) và không hề tuân thủ các quy định, chưa đáp ứng các điều kiện về môi trường tự nhiên và xã hội. Sự lộng hành của các đơn vị này làm người dân hoang mang, mất lòng tin, đồng thời có khả năng hình thành các tụ điểm nguy hiểm, sa đà vào các tệ nạn xã hội nhờ nguồn lợi lớn từ hoạt động khai thác trái phép”, PGS.TS Bùi Thị An trao đổi.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Lương Thành Đạt, Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis cho biết, việc gây thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến môi sinh và môi trường sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định pháp luật.

Hành vi khai thác đá quý nếu tùy vào số lượng và giá trị của khoáng sản làm căn cứ để các cơ quan chức năng xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Căn cứ Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt tiền lên đến 1 tỉ đồng. Ngoài ra, nếu cơ quan chức năng vào cuộc xác minh nếu có đủ căn cứ, có thể khởi tố vụ án hình sự theo Điều 227 Bộ luật Hình sự (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên) với khung hình phạt tiền tới 5 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng tới 7 năm.

Cụ thể, Khoản 1, Điều 227 Bộ luật Hình sự quy định, người nào vi phạm quy định về khai thác tài nguyên trong đất liền, nội thủy mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Thu lợi bất chính khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tại Khoản 2, Điều 227 Bộ luật Hình sự cũng quy định, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 1,5-5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500 triệu đồng trở lên; khoáng sản trị giá 1 tỉ đồng trở lên.

"Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh điều tra và đây sẽ là cơ sở để tiến hành giải quyết vụ việc theo các quy định pháp luật hiện hành", Luật sư Đạt bày tỏ.

Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin!

Đỗ Tuấn

Bạn đang đọc bài viết Đoan Hùng - Phú Thọ: Làm rõ việc khai thác khoáng sản đá quý trên sông Chảy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới