Mỗi loài động vật đều có vị trí và vai trò nhất định trong tự nhiên và một khi đã tuyệt chủng sẽ không thể “hồi sinh” được. Đó chính là lý do vì sao ta cần quan tâm đến các động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Sự đa dạng ở Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi thiếu ý thức, thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa. Một số loài động vật quen thuộc với người dân Việt Nam đang dần biến mất hoàn toàn.
Trước tình hình buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam, nhiều loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu không có giải pháp kịp thời.
Để bảo tồn một loài nào đó, trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, xác định được tác động của con người ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định quần thể của loài và khiến các loài bị tuyệt chủng.
Trong lịch sử trước đây, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ cân bằng giữa sự tiến hóa hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy nhiên, những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành loài.
Với tốc độ gia tăng khí thải carbon ngày càng cao và biến đổi khí hậu hiện nay làm băng trên biển tan nhanh hơn, khiến 98% số chim cánh cụt Hoàng đế có nguy cơ biến mất vào năm 2100.
Bằng phương pháp nuôi nhốt và nhân giống, các nhà khoa học đã giúp tái tạo lại các quần thể động vật tuyệt chủng trong tự nhiên để giúp chúng trở lại môi trường sống một lần nữa.
Báo cáo của Hội đồng khoa học Science Panel for the Amazon (SPA) cho biết, sự tàn phá của con người vẫn đang tiếp diễn đối với rừng Amazon đã khiến hơn 8 nghìn loài thực vật đặc hữu và 2,3 nghìn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.