Chủ nhật, 24/11/2024 05:42 (GMT+7)
Thứ ba, 06/12/2022 18:50 (GMT+7)

Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử

Theo dõi KTMT trên

Nhằm mở rộng thị trường, góp phần quảng bá nông sản Việt, mới đây trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia, Bộ Công Thương phối hợp cùng một số đơn vị đã đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng. Theo thống kê, Việt Nam có đến hơn 100 đặc sản - các món ăn mà du khách nên thử khi đến vừng tỉnh, thành. Cũng chính vì vậy, ẩm thực Việt Nam đa dạng thu hút nhiều khách du lịch. 

Phát triển mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 1/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 919/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021- 2025 (chương trình OCOP). Chương trình OCOP hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1
Chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025. 

Tính đến nay, chương trình OCOP đã có nhiều hoạt động cụ thể mở rộng thị trường nông sản Việt. Tận dụng lợi thế nền ẩm thực, văn hóa đa dạng, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng vùng miền, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách. Các sạp hàng sản phẩm OCOP được bày bán tại các trạm dừng nghỉ xe khách, các siêu thị,.... 

Ngoài ra, hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế; xây dựng hệ thống Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP (Trung tâm OCOP) gắn với hỗ trợ khởi nghiệp và thiết kế mẫu mã sản phẩm OCOP, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP; điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh, trung ương).

Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 2
Gian trưng bày sản phẩm OCOP của Sơn La tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022. Ảnh: TTXVN. 

Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 tiếp nối thành công của chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 và mang lại nhiều bước tiến mới bùng nổ hơn. 

Mở rộng thị trường OCOP qua thương mại điện tử

Chưa dừng lại ở những hoạt động truyền thông, quảng bá, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP qua các hoạt động mua sắm trực tiếp, mới đây, Bộ Công thương kết hợp cùng Tiktok, Access Trade, Lazada và một số đơn vị khác đã đưa các sản phẩm OCOP vào danh mục các sản phẩm được bày bán trên trang thương mại điện tử Online Friday trong Ngày hội mua sắm trực tuyến. Đây được coi là bước đầu mang nông sản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện Tiktok Việt Nam chia sẻ: "Vừa qua, Tiktok Việt Nam đã hợp tác cùng Bộ NN&PTNT, hợp tác cùng Bộ Công thương trong việc hỗ trợ chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Tiktok đã làm việc cùng các doanh nghiệp địa phương và xây dựng 800 cửa hàng trực tuyến. Các sản phẩm được bày bán đều đã được nhà nước xác nhận về chất lượng cũng như giá thành. Hy vọng rằng với những hoạt động này có thể đưa đặc sản Việt đến gần hơn với người Việt, để người Việt Nam có thể thưởng thức đặc sản quê hương chất lượng với giá cả hợp lý".

Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 3
Các sản phẩm OCOP xuất hiện trên sàn thương mại điện tử. 

Không chỉ tại Ngày hội mua sắm trực tuyến Online Friday 2022, các sản phẩm OCOP cũng đã xuất hiện trên nhiều sàn thương mại điện tử. Trên trang mua sắm online Shopee, khi tìm kiếm từ khóa OCOP có thể tìm thấy khoảng 400 kết quả tìm kiếm. Trung bình mỗi sản phẩm có lượt bán từ 300 - 400 sản phẩm. Có sản phẩm lên đến 1000 lượt bán. 

Có thể thấy, đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử là bước đi phù hợp, giúp mở rộng thị trường các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương. 

Tổng kinh phí thực hiện Đề án Chương trình OCOP, dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, gồm:

Nguồn vốn thực hiện chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,...

Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng cao
Trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 3,81 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng tới 131,2%, vượt lên trên cả điện thoại các loại và linh kiện…

Tin mới