Trong khi nhiều ngành hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì ngành tôm xuất khẩu vẫn chưa ảnh hưởng nhiều vì chưa vào chính vụ. Doanh nghiệp ngành hàng này đang nâng cao năng lực cạnh tranh để nắm cơ hội mới, “vượt bão” dịch bệnh trong thời gian tới.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bước đầu đã đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam sau một năm có hiệu lực thi hành (ngày 14-1-2019). Tuy nhiên, để hiệp định này tiếp tục tạo thêm xung lực mới cho các hoạt động kinh tế và nhất là đẩy mạnh cải cách thể chế như kỳ vọng, cần có sự sẵn sàng và khả năng thích ứng của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN).
Deutsche Bank đã bổ sung VND, vốn bị hạn chế bởi khả năng thương mại thấp, vào FX4Cash - nền tảng giao dịch ngoại hối cung cấp hơn 130 cặp tỉ giá tiền tệ trên toàn thế giới.
Mặc dù châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng thực tế thị phần hàng hóa tại đây vẫn còn rất nhỏ. Vì vậy, nếu được xóa bỏ tới hơn 99% thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các doanh nghiệp (DN) của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu vào thị trường quan trọng này.
Khi chính thức được thông qua tại kỳ họp quốc hội vào tháng 5 tới, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) hứa hẹn là cơ hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nội.
Diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (Covid-19) đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, gây ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực.
Phản ứng trước việc thông qua EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam và EU, chính giới Cộng hoà Séc cho rằng thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Séc.
Sau khi Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa EU - Việt Nam được kí kết, việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng tỉ lệ sở hữu tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tới 49% vốn điều lệ, thay vì mức 30% theo quy định hiện nay, sẽ tăng sức hấp dẫn cho ngành Ngân hàng.
Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier cho rằng Việt Nam là thị trường đạt mức tăng trưởng cao với tiềm năng thị trường rất lớn cho các sản phẩm và dịch vụ của châu Âu.
Với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của EP đã nhất trí thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G-SPG) lớn thứ tư của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.