Chủ nhật, 24/11/2024 05:09 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/11/2023 09:20 (GMT+7)

Gia Lai: Huyện Ia Grai gắn bảo tồn văn hóa lịch sử với phát triển kinh tế du lịch cộng đồng

Theo dõi KTMT trên

“Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô” đã trở thành thương hiệu du lịch cộng đồng của huyện biên giới Ia Grai, đây cũng là hoạt động thường niên nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động du lịch.

Bảo tồn phát huy giá trị biểu tượng thuyền “Độc mộc”

Thuyền độc mộc là một biểu tượng giá trị văn hóa truyền thống, gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay. Sự mộc mạc, gần gũi, đậm chất hoang sơ đã làm cho loại hình phương tiện di chuyển trên sông này trở nên vô cùng độc đáo, đây cũng là nét đặc sắc quý giá của người dân huyện biên giới Ia Grai để phát triển du lịch, thu hút du khách khi đến với địa phương này.

Cách chế tác thuyền độc mộc cũng rất đặc biệt, để tạo ra một phương tiện “độc” này, việc đầu tiên là phải chọn được cây gỗ đủ lớn, thân thẳng và ít nhánh, cành. Sau khi tìm được loại cây ưng ý, người thợ tiến hành chặt hạ, tỉa nhánh cho sạch gọn. Lúc này, những người thợ sẽ dùng búa chim (một loại dìu) của dân bản địa, tỉ mỉ đẽo, gọt hình hài chiếc thuyền độc mộc. Bên cạnh bàn tay khéo léo, ngoài kinh nghiệm ra thì người thợ cần có sự sáng tạo, phán đoán hợp lý để không phạm lỗi trong khâu đẽo, gọt hai bên mạn thuyền. Bởi khi thuyền đã hạ thủy, thì người thợ không được phép sửa bất cứ một chi tiết nào nữa (theo phong tục của người đồng bào), do vậy người thợ phải thật sự tinh tường và có kinh nghiệm trong công việc.

Gia Lai: Huyện Ia Grai gắn bảo tồn văn hóa lịch sử với phát triển kinh tế du lịch cộng đồng - Ảnh 1
Hội đua thuyền độc mộc đã và đang là thương hiệu của người dân huyện Ia Grai trong hoạt động du lịch gắn kết.

Với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, người J’rai ở tỉnh Gia Lai nói riêng, thuyền độc mộc không chỉ là phương tiện truyền thống để đưa bà con qua sông lên nương làm rẫy, mà nó còn gắn với những chiến công oanh liệt trên dòng Pô Kô trong thời kỳ kháng chiến, một biểu tượng hùng thiêng sông núi, gắn với giai thoại lịch sử…

Theo đó, chiếc thuyền độc mộc đã gắn liền với tên tuổi của người anh hùng A Sanh, người con của nhân dân làng Nú, xã Ia Khai, huyện Ia Grai. Trong thời kỳ kháng chiến, anh hùng A Sanh đã dùng thuyền độc mộc làm phương tiện chở hàng nghìn lượt bộ đội vượt sông Pô Kô để chiến đấu. Đó là niềm tự hào không chỉ người J’rai mà của cả đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Xác định, đây là một biểu tượng giá trị văn hóa truyền thống, với bề dày lịch sử có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, cần phải bảo tồn, phát huy. Ngày 16/ 04/ 2021, huyện ủy Ia Grai đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Trong đó, chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích triển khai nhiều giải pháp giữ gìn các không gian văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng mô hình du lịch gắn kết sự kiện, lễ hội để hấp dẫn du khách đến tham quan.

Để thuyền độc mộc không là hoài niệm…

Với không gian văn hóa độc đáo, đã tạo điều kiện để huyện Ia Grai phát triển du lịch thông qua các di tích lịch sử - văn hóa gắn kết các địa điểm nổi bật của thiên nhiên, đây là một trong những nội dung đã được xác định trong Nghi quyết về phát triển du lịch huyện Ia Grai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Gia Lai: Huyện Ia Grai gắn bảo tồn văn hóa lịch sử với phát triển kinh tế du lịch cộng đồng - Ảnh 2
Nhiều hoạt động văn hóa truyền thông được tái hiện trong khuôn khổ lễ hội.

Bà Lê Thị Phương Loan,Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai cho biết, việc tổ chức ngày hội đua thuyền độc mộc hàng năm đã tạo không khí sôi nổi, hào hứng. Hướng người dân trên địa bàn tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và từng bước thu hút khách du lịch đến với địa phương. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích cộng đồng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa thuyền độc mộc. trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa nói chung và thuyền độc mộc nói riêng để góp phần phát triển kinh tế du lịch.

Qua đó, là tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho một bộ phận người dân đạt hiệu quả thiết thực. “Giá trị thuyền độc mộc chỉ có thể thực hiện tốt nhất từ phía chủ thể là người dân. Chính vì vậy, ngoài tuyên truyền, ta cần vận động người dân bảo tồn gắn với các lợi ích của họ…” bà Loan chia sẻ.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô năm nay sẽ diễn ra từ ngày 16/11/2023, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa của người dân huyện biên giới Ia Grai.

Tại thời điểm, đã có 32 đội đăng ký tham gia nội dung đua thuyền độc mộc; 13 xã, thị trấn đăng ký tham gia nội dung Cồng chiêng; 15 đội đăng ký tham gia nội dung thi dân vũ, trình diễn trang phục truyền thống.

Trong khuôn khổ tuần lễ, ngày hội đua thuyền độc mộc năm nay đã có nhiều điểm đổi mới, các nội dung hoạt động phong phú hơn, nhưng vẫn giữ được yếu tố truyền thống. Ngoài nội dung chính là hoạt động đua thuyền giữa các đội, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa của người dân huyện biên giới Ia Grai sẽ được diễn ra xuyên suốt.

Gia Lai: Huyện Ia Grai gắn bảo tồn văn hóa lịch sử với phát triển kinh tế du lịch cộng đồng - Ảnh 3
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch gắn kết bền vững và hiệu quả.

Theo bản đồ du lịch của huyện Ia Grai, trên địa bàn hiện có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, là địa phương được đánh giá có không gian văn hóa phong phú, di tích lịch sử đặc thù. Có thể kể đến ở đây như; điểm du lịch lòng hồ thủy điện Sê San-thác Mơ (xã Ia O và Ia Khai), thác Ia Blố (xã Ia Khai), thác Ba Tầng và rừng lùn (xã Ia Tô), thác Chín Tầng (xã Ia Bă), tịnh xá Ngọc Lai, đồi thông xã Ia Dêr… Đặc biệt là 2 di tích lịch sử cấp tỉnh gồm: Di tích Chiến thắng Chư Nghé (xã Ia Krai) và Di tích Bến đò A Sanh (xã Ia Khai). 

Theo đó, Hội đua thuyền độc mộc năm nay, du khách sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm như; cùng tham gia điệu múa Xoang của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, trải nghiệm nghề thủ công truyền thống qua không gian buôn làng thu nhỏ… Tại đây, du khách được nghe những câu chuyện về thuyền độc mộc, thưởng lãm những bộ chiêng quý và tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của người Jrai, cùng các nghệ nhân chỉnh chiêng, đánh chiêng…

Tham quan trải nghiệm nhiều địa điểm du lịch trên địa bàn như; Thác mơ, làng chài, thác chín tầng, sông Pô cô, lòng hồ thủy điện Sê San 4, di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé, Di tích lịch sử Bến đò A Sanh). Qua đó, du khách hiểu thêm về tinh thần yêu nước, lòng yêu mến, tự hào về người anh hùng của đồng bào các dân tộc Tây nguyên Anh hùng Lực lượng Vũ trang A Sanh (Puih San)… Người lái đò trên sông Pô cô.

Thông qua các hoạt động của ngày hội đua thuyền độc mộ trên sô Pô Cô, nhằm phát huy các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch.Qua đó, đảo đảm các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế, hướng tới xây dựng du lịch gắn kết chuyên nghiệp, bền vững hơn, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiệu quả của kế hoạch phát triển kinh tế du lịch huyện Ia Grai năm 2023, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 của địa phương.

Trọng Nghị - Bình Dương

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Huyện Ia Grai gắn bảo tồn văn hóa lịch sử với phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới