Bộ GTVT vừa ban hành Công điện về đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Trong đó, yêu cầu xử lý nghiêm các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ…
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BXD về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW và triển khai Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, Chính phủ đã quyết tâm ở mức cao nhất thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao để triển khai khởi công xây dựng đồng loạt 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam tuyến phía Đông bằng nguồn vốn đầu tư công vào ngày 30/9 tới đây. Ba dự án nêu trên khi khởi công sẽ thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công giúp tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong Công điện số 1244/CĐ-TTg, Thủ tướng cho rằng công tác giải phóng mặt bằng có yếu tố quyết định đến tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án giao thông trọng điểm.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ tám tháng qua, chỉ tính riêng khu vực các cơ quan trung ương đã có tới 4.100 tỉ đồng bị trả lại, chiếm khoảng 32% tổng nguồn vốn đầu tư từ nguồn vay ưu đãi của quốc tế dành cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Với nỗ lực của các bộ, ngành, tỉ lệ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2019 tuy nhiên, tỉ lệ giải ngân ODA vẫn thấp hơn tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong nước, hiện là 40% kế hoạch.
Đây là thông tin được đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND TP.Hà Nội cho biết tại Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, diễn ra sáng 21/8.
Thủ tướng cho biết Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp trên nhiều khu vực khác nhau để thúc đẩy tháo gỡ những khó khăn; đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ coi là một trong “5 mũi giáp công” để phục hồi kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân đang khá chậm, khi hết 6 tháng mới đạt trên 30%.
Với bối cảnh hiện nay, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%. Kiểm soát lạm phát dưới 4%. Kiên quyết không để mất niềm tin vào công tác chỉ đạo, điều hành. Nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, trong đó có vấn đề tăng bội chi, huy động thêm nguồn lực.
Giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ được xem là một trong những giải pháp tích cực có thể giúp khôi phục sự phát triển của nền kinh tế hậu Covid-19.
Bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - xã hội quý I - 2020 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động đến hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục được duy trì, nền kinh tế không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định triển khai chuyển đổi 3 dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và Phan Thiết – Dầu Giây thuộc cao tốc Bắc – Nam từ hình thức PPP sang đầu tư công.