Chủ nhật, 24/11/2024 06:34 (GMT+7)
Thứ năm, 29/04/2021 08:37 (GMT+7)

Giải quyết ba cuộc khủng hoảng gây hại cho sự sống trên hành tinh

Theo dõi KTMT trên

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa cho biết “ba cuộc khủng hoảng hành tinh” gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe của con người.

Giải quyết ba cuộc khủng hoảng gây hại cho sự sống trên hành tinh - Ảnh 1
Hoàng hôn trên cánh đồng ở vùng nông thôn nước Anh. (Ảnh: Unsplash / Jack B)

Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc Inger Andersen cho biết thông tin trên “rất quan trọng và mang tính đột phá”, bắt nguồn từ báo cáo tổng hợp “Hòa hợp với thiên nhiên” của UNEP, làm rõ sự thay đổi nhanh chóng cần thiết cho tương lai phía trước. Điều này bao gồm việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Bà Andersen cảnh báo, nếu không hành động nhanh chóng, hành tinh này sẽ mất đi khoảng một triệu loài trong khoảng tám triệu loài.

Hòa hợp với thiên nhiên

Trong cuộc thảo luận, các tác giả của báo cáo Ivar Andreas Baste và Robert Watson và cố vấn khoa học Joyeeta Gupta đã giải thích các phát hiện quan trọng dựa trên một loạt các đánh giá từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các cơ quan môi trường liên chính phủ và các thỏa thuận môi trường đa phương.

“Nhìn chung, khoảng 50 chuyên gia hàng đầu đã giúp chúng tôi chuẩn bị và hướng dẫn quá trình tổng hợp này”, ông Watson cho biết và khẳng định các lựa chọn hành động trong báo cáo là nhất quán với nhau.

Họ cũng chỉ ra rằng, mối liên hệ giữa ba thách thức khiến thế giới gặp rủi ro có thể được giải quyết cùng nhau trong khuôn khổ SDG.

Các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng

Kể từ khi Hội nghị Stockholm về môi trường diễn ra cách đây hơn 50 năm, ông Watson đã chỉ ra rằng, số lượng các vấn đề môi trường và mức độ nghiêm trọng của chúng đã tăng lên và ngày càng có nhiều vấn đề khẩn cấp xảy ra trên thế giới.

“Nhân loại đang “gây chiến” với thiên nhiên. Hậu quả của sự liều lĩnh của chúng ta rõ ràng là sự đau khổ của con người, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng và phá hủy sự sống trên Trái đất", Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói trong lời tựa của báo cáo.

Cần sự phối hợp của tất cả mọi người

Báo cáo khẳng định nhu cầu “hành động tham vọng và phối hợp” của các chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới để ngăn chặn và đảo ngược các tác động tồi tệ nhất của suy giảm môi trường bằng cách chuyển đổi nhanh chóng các hệ thống năng lượng, nước và thực phẩm mang tính bền vững.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 xảy ra – thời điểm phải quan tâm đến ngân sách của chính phủ và hành động chính trị, bên cạnh việc ứng phó với đại dịch này cũng cần thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội cần thiết để giải quyết tình trạng khẩn cấp của hành tinh.

Ông Robert Watson cho biết: “Đây không chỉ là những vấn đề môi trường, mà còn là những vấn đề về kinh tế, phát triển, an ninh, xã hội và đạo đức”.

Theo báo cáo, chuyển đổi các hệ thống kinh tế và xã hội có nghĩa là cải thiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên - hiểu giá trị của thiên nhiên và đặt giá trị đó làm trọng tâm của việc ra quyết định.

“Bằng cách thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thiên nhiên, chúng ta có thể nhận ra giá trị thực sự của thiên nhiên. Bằng cách phản ánh giá trị này trong các chính sách, kế hoạch và hệ thống kinh tế, chúng ta có thể chuyển các khoản đầu tư vào các hoạt động phục hồi thiên nhiên và sẽ được đền đáp xứng đáng”, người đứng đầu Liên Hợp Quốc khẳng định.

Mai Đan

Bạn đang đọc bài viết Giải quyết ba cuộc khủng hoảng gây hại cho sự sống trên hành tinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới