Chủ nhật, 24/11/2024 08:24 (GMT+7)
Thứ sáu, 11/09/2020 07:00 (GMT+7)

Giám sát một số vùng biển đảo trọng điểm bằng công nghệ viễn thám

Theo dõi KTMT trên

Dự án đã hoàn thành thực hiện các bình đồ ảnh tỉ lệ 1:5.000 và bình đồ ảnh viễn thám tỉ lệ 1:25.000 tại các vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ của Việt Nam.

Giám sát một số vùng biển đảo trọng điểm bằng công nghệ viễn thám - Ảnh 1
Bạch Long Vĩ góc nhìn từ trên cao. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Chiều 10/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp đánh giá Dự án “Giám sát một số vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ bằng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng” thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

Dự án do Cục Viễn thám Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì thực hiện trong 4 năm từ 2016-2019 với mục tiêu tổng quát: Cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và cập nhật tình hình khai thác sử dụng các đảo trên một số vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ của Việt Nam bằng phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám, nhằm bảo vệ và giữ vững chủ quyền trên biển, góp phần đưa Luật Biển Việt Nam vào đời sống.

Dự án thực hiện các nội dung và hoạt động tại các vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ gồm thu nhận và xử lý tín hiệu ảnh viễn thám; mua ảnh viễn thám phân giải cao; thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ lớn 1:5.000 tới độ sâu 20m nước; thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000 (khu vực chưa có ảnh để thực hiện thuộc Dự án “Giám sát tài nguyên môi trường biển hải đảo bằng công nghệ viễn thám”).

Ngoài ra, Dự án còn thiết lập cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý và chuyên đề tài nguyên-môi trường biển gồm các nội dung: Xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5.000 tới độ sâu 20m nước một số đảo trọng điểm; tích hợp cơ sở dữ liệu thành phần bản đồ địa hình 1/25.000 vào “hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên-môi trường biển, hải đảo Việt Nam”...

Dự án đã hoàn thành thực hiện các bình đồ ảnh tỉ lệ 1:5.000 và bình đồ ảnh viễn thám tỉ lệ 1:25.000 tại các vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ của Việt Nam.

Đồng thời, Dự án cũng đã hoàn thành Bộ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5.000 độ sâu đến 20m và Bộ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000 tại một số đảo trọng điểm xa bờ; hoàn thành các cơ sở dữ liệu địa hình, cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám tại các vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ này.

Các sản phẩm của Dự án được bàn giao cho Trung tâm Thông tin dữ liệu biển đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) quản lý và sử dụng.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án; đồng thời yêu cầu Cục Viễn thám Quốc gia thời gian tới tiếp tục xây dựng, nghiên cứu, đề xuất các công việc tiếp theo trong xây dựng cơ sở dữ liệu biển đảo, nhất là cơ sở dữ liệu viễn thám tại các vùng trọng điểm xa bờ; từ cơ sở dữ liệu thu được trong Dự án, phát triển tiếp các dữ liệu trong thời gian thực, đáp ứng được yêu cầu giám sát tài nguyên môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng-an ninh trong thời kỳ mới.

Hoàng Nam

Bạn đang đọc bài viết Giám sát một số vùng biển đảo trọng điểm bằng công nghệ viễn thám. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gã Gàn và tự truyện doanh nhân sinh thái
Phải ngẫm kỹ, hẳn thấy anh là một gã gàn. Thứ gàn có hồn có vía, có lớp lang, bản ngã. Một thứ gàn đĩnh đạc của doanh nhân, triết lý của nhà khoa học, thông tuệ trí pháp của luật sư, lam lũ hồn hậu của nông dân, và đau đáu hàm xúc của mặc khách thi ca.

Tin mới