Chủ nhật, 24/11/2024 05:38 (GMT+7)
Thứ ba, 07/03/2023 10:10 (GMT+7)

Giãn nợ trái phiếu vẫn dấy lên lo ngại, gây bất an cho nhà đầu tư

Theo dõi KTMT trên

Nghị định 08 không những không giải quyết được vấn đề mà lại còn tăng tính rủi ro. Tại thời điểm làm sao xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư là quan trọng, nhưng Nghị định này không tăng thêm niềm tin mà còn gây bất an hơn cho nhà đầu tư.

Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi bổ sung Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ, trong đó cho phép tổ chức phát hành trái phiếu kéo dài kỳ hạn thêm tối đa 2 năm và thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt.

Nghị định mới ban hành cũng tạm ngưng quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, xếp hạng tín nhiệm và thời gian phân phối trái phiếu.

Giãn nợ trái phiếu vẫn dấy lên lo ngại, gây bất an cho nhà đầu tư - Ảnh 1

Đa số các chuyên gia tài chính, công ty chứng khoán đều có chung nhận định rằng, Nghị định 08 sẽ tác động tích cực lên tâm lý thị trường, giảm bớt áp lực đáo hạn nợ cho các nhà phát hành trong năm 2023-2024, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là giải pháp tình thế, kéo dài thời gian để doanh nghiệp có thời gian tái cấu trúc. Số phận các doanh nghiệp ra sao sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự thiện chí của trái chủ và nhà phát hành.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 mới chỉ giải quyết được một phần khó khăn chứ chưa thể giải “cơn khát” của thị trường trái phiếu.

Tại lần sửa đổi này, Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo một số nguyên tắc quy định, trong đó được thoả thuận gia hạn với các nhà đầu tư về trái phiếu trong 2 năm. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong điều kiện thị trường đang phát triển, nếu nhà phát hành và nhà đầu tư đều đồng thuận thì đây là điều lý tưởng.

Tuy nhiên, TS. Hiếu đặt vấn đề, nếu nhà phát hành không trả đúng hạn mà đợi thêm 2 năm, sẽ có nhiều nhà đầu tư không đồng ý. Bởi với năng lực của doanh nghiệp hiện tại không trả được thì liệu 2 năm nữa có trả được không. Hơn nữa, nhà đầu tư mua trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản thì không biết tài sản đó khi đến ngày đáo hạn giá trị sẽ hao hụt như thế nào?

“Tôi cho rằng, đây là giải pháp không thực tế. Trừ trường hợp có một Nghị định riêng của Chính phủ về chương trình hoãn nợ quốc gia, yêu cầu hoãn tất cả trái phiếu đến hạn trả nợ trong 2 năm. Trong vòng 2 năm đó các nhà đầu tư không đưa ra toà để yêu cầu toà mở thủ tục phá sản. Còn nếu để hai bên đàm phán, sẽ có nhà đầu tư không đồng ý chấp nhận trước yêu cầu của nhà phát hành, họ lo ngại vì giờ này không trả cho nhà đầu tư thì 2 năm nữa có trả được cho nhà đầu tư không”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, quy định nếu hai bên đàm phán với nhau, cho phép nhà phát hành trái phiếu trả bằng tài sản khác, TS. Hiếu cho rằng điều này không có gì mới mẻ. Nhà phát hành không trả bằng tiền thì trả bằng hiện vật, và pháp luật không bắt buộc người trả nợ chỉ trả bằng tiền mặt.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP nêu rõ, ngưng hiệu lực thi hành đối với các quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2023: Đó là xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.

Đồng tình với nội dung sửa đổi này, theo TS. Hiếu, cần cẩn trọng điều này dễ đưa thị trường trái phiếu vào cuộc khủng hoảng. Vì nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia theo phong trào, không có khả năng phân tích từng mã trái phiếu. Đây là bài học từ vụ Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát. Nhà đầu tư cá nhân cứ đổ tiền ào ạt vào đó. Nghị định 65 siết lại điều kiện để trở thành nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, nhưng bây giờ lại mở ra. Việc siết lại để giảm rủi ro, nhưng thấy khó khăn lại mở ra. “Đồng ý tháo gỡ khó khăn, nhưng nó lại tăng tính rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân và cho cả thị trường”, TS. Hiếu chia sẻ.

Đối với quy định rời xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đến năm sau, chưa đồng tình với nội dung này, TS. Hiếu nhìn nhận, giải pháp để mở thị trường đáng lý mở đầu này, siết chặt lại đầu kia. Đầu xếp hạng tín nhiệm phải siết lại. Có nghĩa là thay vì rời lại cho đến sang năm, thì tất cả các trái phiếu từ nay trở đi, bất kể lô nào cũng phải xếp hạng.

“Nghị định 08 này không những không giải quyết được vấn đề mà lại còn tăng tính rủi ro. Tại thời điểm làm sao xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư là quan trọng, nhưng Nghị định này không tăng thêm niềm tin mà còn gây bất an hơn cho nhà đầu tư”, TS. Hiếu nói.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset nhận định, về tổng quan, Nghị định 08 tạo ra không gian để doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thời gian xoay sở, cấu trúc nợ. Tuy nhiên, tác động tới thị trường trái phiếu là lâu dài do còn phục thuộc vào niềm tin với thị trường. Nhìn chung, Nghị định 08 sẽ hỗ trợ nhóm doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều hơn là hỗ trợ thị trường trái phiếu.

"Nghị định 08 được ban hành là giải pháp tình thế vì hầu hết tài sản của nhóm doanh nghiệp bất động sản nằm trên các dự án dang dở, tồn kho và dòng tiền để hấp thụ những tài sản này lại không có. Từ năm ngoái cho đến nay, tín dụng cho bất động sản gần như chững lại, bên cạnh đó, việc lãi suất cao khiến người dân e ngại việc vay vốn để đầu tư", ông Tuấn nói.

Minh Anh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Giãn nợ trái phiếu vẫn dấy lên lo ngại, gây bất an cho nhà đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới