Chủ nhật, 24/11/2024 10:42 (GMT+7)
Thứ ba, 01/09/2020 07:43 (GMT+7)

Gói hỗ trợ thứ 2: Để người lao động không bị rơi vào đói nghèo và cùng cực

Theo dõi KTMT trên

"Việc xây dựng và triển khai gói hỗ trợ lần 2 cần dựa trên kết quả và bài học kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ".

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong bối cảnh hiện nay, việc có thêm 1 gói hỗ trợ cho người lao động theo bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cao cấp Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam là cần thiết, để đảm bảo người lao động không bị rơi vào đói nghèo và cùng cực.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thu Hương cũng cho rằng việc xây dựng và triển khai gói hỗ trợ lần 2 cần dựa trên kết quả và bài học kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ.

Gói hỗ trợ thứ 2: Để người lao động không bị rơi vào đói nghèo và cùng cực - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gói hỗ trợ thứ 2 có kinh phí là 18.600 tỉ đồng, nhằm hỗ trợ về chính sách tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì, mở rộng việc làm và hỗ trợ trực tiếp người lao động gặp khó khăn. Đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh, trong đó ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã và hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đề xuất chính sách hỗ trực tiếp bằng tiền cho người lao động bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn như: Tiền thuê nhà, chi phí nuôi con dưới 6 tuổi. Đối tượng là người lao động đang phải thuê nhà và (hoặc) nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc làm hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc đối với lao động có giao kết hợp đồng lao động. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng hoặc 1 triệu đồng/trẻ em dưới 6 tuổi; Hỗ trợ tối đa 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020.

Về gói hỗ trợ lần này, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cao cấp Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam cho rằng: "Đây là một việc rất cần làm để đảm bảo người lao động không bị rơi vào đói nghèo và cùng cực. Việc xây dựng và thực hiện chính sách lần này, theo tôi cần dựa trên kết quả và bài học kinh nghiệm của việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ và quyết định 15 của Chính phủ. Thực tế gói 62.000 giải ngân rất là thấp. Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH giải ngân dược 19% và nhiều người lao động bị ảnh hưởng chưa được hưởng lợi từ chính sách này do các cất cập trong chính các quy định trong chính sách cũng như trong quá trình thực hiện".

Bà Nguyễn Thu Hương cũng nêu quan điểm về việc triển khai gói hỗ trợ tiếp theo và đề xuất việc xây dựng chính sách cần theo hướng dài hơi để tránh tốn kém.

"Lần này, khi triển khai một gói hỗ trợ mới hay sửa đổi lại Quyết định 15 chúng ta cần làm 3 việc sau. Thứ nhất, cần điều chính Quyết định 15 để đảm bảo những ai chưa nhận được hỗ trợ từ đợt dịch Covid-19 đầu năm mà họ đã bị ảnh hưởng thì họ vẫn được tham gia và nhận được hỗ trợ từ chính sách này. Thứ 2, cần tiếp tục hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng trong làn sóng Covid mới và có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới và chúng ta cần có những chính sách mang tính dài hơi hơn và không nên 1, 2 tháng, bởi mỗi lần như vậy thường xây dựng và triển khai chính sách thường tốn kém hơn rất nhiều. Thứ 3 là chúng ta cần bổ sung những đối tượng mới để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau", bà Hương cho hay.

Hà Nam

Bạn đang đọc bài viết Gói hỗ trợ thứ 2: Để người lao động không bị rơi vào đói nghèo và cùng cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gã Gàn và tự truyện doanh nhân sinh thái
Phải ngẫm kỹ, hẳn thấy anh là một gã gàn. Thứ gàn có hồn có vía, có lớp lang, bản ngã. Một thứ gàn đĩnh đạc của doanh nhân, triết lý của nhà khoa học, thông tuệ trí pháp của luật sư, lam lũ hồn hậu của nông dân, và đau đáu hàm xúc của mặc khách thi ca.

Tin mới