Hà Nội: Cầu Tứ Liên sẽ được khởi công trong năm 2024
Đánh giá cầu Tứ Liên sẽ là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô trong giai đoạn 2021 – 2025, TP Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị và dự kiến khởi công dự án này trong năm 2024.
Cầu Tứ Liên “huyết mạch” mới của giao thông Thủ đô
Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên). Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ. Nhịp cầu dài 1.000m, khoảng cách trụ 500m, đỉnh tháp cao 158m, chịu được động đất cấp 8. Quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, trong đó có 2 làn đi bộ.
Cầu Tứ Liên có nhịp chính bắc qua sông Hồng, nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh. Điểm đầu dự án giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao Quốc lộ 5. Trong đó, bờ phía Tây hiện là tuyến đường có lưu lượng giao thông rất cao do đang là đường vành đai chính kết nối đầu cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương. Cầu được thiết kế là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình, kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của giao thông Hà Nội. Khi cầu Tứ Liên hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ giúp rút ngắn khoảng cách từ Đông Anh đến trung tâm thành phố, thời gian di chuyển chỉ vỏn vẹn 5 phút. Tạo thành một hệ thống giao thông huyết mạch, nối liền nhiều khu vực trọng điểm.
Cầu Tứ Liên là một trong số 8 cây cầu vượt qua sông Hồng được Hà Nội phê duyệt triển khai. Đây là cây cầu thứ 7 nối liền trung tâm thành phố và các quận, huyện bên kia sông Hồng.
Cầu Tứ Liên thúc đẩy kinh tế vùng và nâng tầm giá trị bất động sản
Bên cạnh vai trò kết nối giao thông, dự án cầu Tứ Liên khi hoàn thành sẽ giúp giãn mật độ dân cư ở khu vực trung tâm, kéo cư dân về các đô thị đã và đang triển khai tại Đông Anh. Sự phát triển của hạ tầng giao thông sẽ kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ kinh doanh và nhu cầu sử dụng góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn khu vực.
Rất nhiều các dự án BĐS quy mô lớn đang được triển khai quanh khu vực cầu Tứ Liên như: Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội (BRG), Khu đô thị Vinhomes Cổ Loa, Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia, Eurowindow River Park (Eurowindow Holding); Công viên Kim Quy (Sungroup), cộng hưởng với việc cầu Tứ Liên khi hoàn thành sẽ là một “cú hích” khiến nơi đây thành “miền đất hứa” cho thị trường BĐS.
Dự án cầu Tứ Liên có thế mạnh về vị trí khi được xây dựng tại khu vực giao cắt giữa sông Hồng và sông Đuống giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xung quanh thêm bứt phá, hưởng lợi. Cư dân tại các khu đô thị đặc biệt là các khu đô thị đã đi vào hoạt động, cư dân sống ổn định 1 thời gian như tại Eurowindow River Park dễ dàng tiếp cận với hệ thống tại khu vực trung tâm nội đô.
Nhiều chuyên gia dự đoán, thông tin khởi công dự án cầu Tứ Liên đang tạo ra những hiệu ứng tốt cho thị trường bất động sản toàn khu vực phía Đông Bắc, thị trường đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, tiềm năng tăng giá, tính thanh khoản cao khi hạ tầng giao thông được nâng cao, cải thiện.
PV