Chủ nhật, 24/11/2024 05:52 (GMT+7)
Thứ năm, 13/04/2023 06:51 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Nỗ lực để bảo vệ “lá phổi xanh”

Theo dõi KTMT trên

Nhằm nổ lực bảo về “lá phổi xanh”, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) sẽ triển khai nhiều giải pháp trong mùa nắng nóng này.

Trước mùa nắng nóng 2023,nhằm nổ lực bảo rừng, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phốlên kế hoạch tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân thực hiện nghiêm các biện pháp PCCCR.Bancũngđã chủ động tu sửa các biển tường, biển cấp dự báo cháy rừng; xây dựng, tu bổ chòi canh lửa.

Để công tác PCCCR hiệu quả, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố cũng huy động hàng ngàn ngày công, đầu tư số tiền 461 triệu đồng tu sửa 26,6km đường băng cản lửa; tu sửa, làm mới hơn 50 biển tường tuyên truyền, mua sắm trang thiết bị chữa cháy...

Hà Tĩnh: Nỗ lực để bảo vệ “lá phổi xanh” - Ảnh 1
Ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Phố đang tập trung mọi nguồn lực để phòng chống cháy rừng.

Ngoài ra, đơn vịcũngtổ chức 4 tổ trực gác với 30 người thường xuyên trực chốt tại những khu vực dễ xảy ra cháy rừng ở các xã như:An Hoà Thịnh, Sơn Bình, Sơn Kim 1. Đồng thời,phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn tuần tra, trực chòi canh lửa kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý khi có tình huống cháy xảy ra.Đặc biệt,Bancũng xây dựng kịch bản, kế hoạch tuần tra, trực gác 24/24h, kiểm soát người dân ra vào rừng. Thực hiện tốt công tác canh phòng theo dõi diễn biến trong rừng để có phương án ứng phó trong mọi tình huống.

Đồng hành cùng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, các địa phương là chủ rừng ở 12 xã cũng vào cuộc tích cực, đặc biệt là ở những vị trí rừng xung yếu như: Sơn Lễ, Sơn Tiến, Kim Hoa. Các địa phương trên cũng đã chủ động lên phương án PCCCR, huy động dân quân, tự vệ và người dân phối hợp với lực lượng chuyên trách, các chủ rừng tổ chức các đợt ra quân phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, sửa chữa chòi canh.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng và đất rừng trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Hương Sơn. Trong đó,có 22.000 ha rừng phòng hộ và hơn 3.000 ha rừng sản xuất.

Hà Tĩnh: Nỗ lực để bảo vệ “lá phổi xanh” - Ảnh 2
Cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Phố đang làm đường băng phòng chống cháy rừng.

Phần diện tích rừng phòng hộ chủ yếu tập trung tại các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Lâm - nơi tiếp giáp với nước bạn Lào có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn. Trong khi đó,phần diện tích rừng trồng lại nằm đan xen với các thôn xóm, khu dân cư tại các xã Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn Bình, Sơn Giang, Kim Hoa... nên việc kiểm soát lượng người vào rừng phức tạp khiến công tác bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) trở nên khó khăn hơn.

Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố Nguyễn Hữu An cho biết, đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách tại 7 trạm quản lý bảo vệ rừng, đơn vị đã thực hiện phương châm “bảo vệ rừng tận gốc. Sử dụng máy định vị GPS trong công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng để xác định vị trí, đường đi, toạ độ, tránh trường hợp báo cáo không trung thực trong tuần tra, bảo vệ rừng. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với các hộ nhận khoán, các hộ có lán trại trong rừng, ven rừng.

Theo đó,trong năm 2023, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phốđề ra mục tiêubảo vệ và phát triển bền vững 21.000 ha rừng tự nhiên; nâng cao năng suất, chất lượng 3.000 ha rừng trồng; phấn đấu độ che phủ rừng ở mức 72,5%. Đặc biệt, thực hiện tốt công tác BVR-PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, không để xảy ra các điểm phát lửa, cháy rừng trên diện rộng.

Phan quý

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Nỗ lực để bảo vệ “lá phổi xanh”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới