Ủy ban sông Mekong (MRC) vừa công bố báo cáo 7 tháng đầu năm 2020, trong đó có nhiều nguyên nhân dẫn đến dòng chảy xuống thấp và nguy cơ gây ra hạn hán ở lưu vực sông Mekong.
Trong 10 ngày qua, các tỉnh Trung Bộ liên tục có mưa rải rác; riêng từ ngày 1 đến ngày 3/8 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 tại các tỉnh từ do các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã có mưa to đến rất to giúp cho tình trạng hạn hán, thiếu nước được cải thiện.
Ngày 28/7, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 10,5 tỉ đồng để thực hiện chống hạn và xâm nhập mặn phục vụ dân sinh, sản xuất hè thu năm 2020.
Khu vực Bắc Trung bộ vừa phải hứng chịu những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, vừa phải đối mặt với mùa bão lũ cận kề. Bộ NN&PTNT đang nỗ lực ra kịch bản, tìm giải pháp ứng phó để giảm thiểu những tác hại do thiên tai gây ra.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nên trong mùa khô năm 2019-2020 khu vực Hạ lưu vực sông Mê Công (gồm lãnh thổ của Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) có rất ít mưa, với tổng lượng mưa mùa khô giảm khoảng 30% so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam giảm tới 65%. Vì vậy, dòng chảy trên dòng chính mùa khô bị sụt giảm mạnh.
“Những hiện tượng dị thường là hậu quả của biến đổi khí hậu xảy ra còn nhanh hơn cả những kịch bản mới nhất mà quốc tế và Việt Nam dự báo”, đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị tăng cường công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và phòng, chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung Bộ ngày 22/7 vừa qua.
Trong tháng 6, Bắc Bộ đã có 21 ngày nắng nóng diện rộng, riêng tại Hà Nội ghi nhận 26 ngày liên tiếp nắng nóng, đây là đợt nắng nóng kéo dài nhất ở các tỉnh Bắc Bộ tính từ năm 1971 đến nay.
Nam Phi, một trong 30 quốc gia khan hiếm nước nhất thế giới đã dỡ bỏ tình trạng thảm họa quốc gia do hạn hán nghiêm trọng, gây ra sự chỉ trích từ ngành nông nghiệp.
Hàng trăm người thương vong, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập, hàng trăm tỉ đồng thiệt hại... trôi theo mưa lũ là những thống kê về lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục thời gian qua đang khiến cho hàng chục nghìn hecta các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề, cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng bị đảo lộn. Tỉnh Nghệ An đã phải ký văn bản xác nhận thiên tai do nắng nóng.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lượng mưa thiếu hụt lớn so với trung bình nhiều năm, đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước ở một số địa phương …
Tại Quảng Trị, đợt nắng nóng cục bộ kéo dài đã gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước, dẫn đến 1.484 ha trồng lúa của nhân dân bị ảnh hưởng. Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây lúa giai đoạn làm đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị đã đề ra các phương án ứng phó, giải pháp cụ thể trong thời gian tới.
Từ ngày 1/7 đến ngày 10/7, tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ ở khu vực Trung Bộ có xu hướng lan rộng. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán tại các tỉnh ở cấp 1-2.
Nắng nóng, hạn hán kéo dài hơn một tháng nay làm cho nhiều diện tích lúa mới gieo, cấy tại tỉnh Nghệ An lâm vào cảnh thiếu nước nghiêm trọng, nguy cơ mất trắng.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực ĐBSCL ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể.