Chủ nhật, 24/11/2024 02:49 (GMT+7)
Thứ sáu, 31/03/2023 07:00 (GMT+7)

“Hình dung về một ASEAN có mức phát thải ròng bằng 0”

Theo dõi KTMT trên

Ngày 30/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp cùng Quỹ xúc tác tài chính xanh ASEAN (ACGF) đã tổ chức Hội thảo giải pháp phát triển Đông Nam Á (SEAD) năm 2023 với chủ đề “Hình dung về một ASEAN có mức phát thải ròng bằng 0” tại Bali.

Mục tiêu của các nước ASEAN hướng tới

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hành động khí hậu. Theo ông Asakawa, biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất mà Đông Nam Á đang phải đối mặt và điều quan trọng là các nước phải hợp tác cùng nhau để xây dựng các giải pháp sáng tạo nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của khu vực sang trung hòa carbon, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững và bao trùm.

Về phần mình, ADB đã tăng cường vai trò là Ngân hàng Khí hậu châu Á và Thái Bình Dương. Tham vọng của ADB là cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu từ năm 2019 đến năm 2030, đồng thời triển khai các nền tảng “thay đổi cuộc chơi” để mở rộng quy mô tài chính khí hậu.

Ông Asakawa cho biết, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vào năm 2021, ADB cùng các đối tác đã khởi động Quan hệ Đối tác Đông Nam Á về cơ chế chuyển đổi năng lượng (ETM) nhằm đẩy nhanh việc sớm ngừng hoạt động đối với các nhà máy nhiệt điện chạy than; hỗ trợ lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo; cũng như giúp đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng để bảo vệ người nghèo và những người dễ bị tổn thương.

“Hình dung về một ASEAN có mức phát thải ròng bằng 0” - Ảnh 1
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp cùng Quỹ xúc tác tài chính xanh ASEAN (ACGF) đã tổ chức Hội thảo giải pháp phát triển Đông Nam Á (SEAD) năm 2023. 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati khẳng định rằng Jakarta đóng vai trò “phù hợp và quan trọng” trong việc hiện thực hóa mục tiêu ASEAN phát thải ròng bằng 0 với tư cách là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Bà Indrawati cho biết, Indonesia đã thực hiện các bước để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 hoặc sớm hơn, trong đó có việc thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) nâng cấp, với cam kết cắt giảm lượng khí thải CO2 từ 31,89% xuống 29% bằng các nỗ lực riêng, và từ 43,2% xuống còn 41% với sự hỗ trợ của quốc tế.

SEADS 2023 bao gồm 9 phiên thảo luận chuyên đề, tập trung vào việc triển khai công nghệ trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; thiết kế các thành phố carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển sang năng lượng sạch; đảm bảo một nền kinh tế ASEAN phát thải ròng bằng không và bao trùm; giảm thiểu tác động của khí hậu đối với sức khỏe; đảm bảo nền kinh tế xanh hướng tới không phát thải ròng; huy động tài chính cho mục tiêu trung hòa carbon; tái tạo du lịch sinh thái; và triển khai điện toán đám mây để đáp ứng các mục tiêu khí hậu.

Cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng điều quan trọng đối với ASEAN - vốn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để phát triển kinh tế và công nghiệp - là giải quyết nhu cầu về an ninh năng lượng, nhưng đồng thời đảm bảo khả năng chi trả và tính bền vững của năng lượng.

Riêng đối với Indonesia, tổng tài chính khí hậu cần thiết để đạt được NDC là 281 tỷ USD vào năm 2030 thông qua đầu tư công và tư nhân.

SEADS 2023 được xây dựng dựa trên những thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) của Indonesia vào năm 2022, trong đó đặt quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế carbon thấp lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Việt Nam cũng đang thực hiện cam kết một cách mạnh mẽ

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trườ

ng, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài FDI, chú trọng thu hút các dự án “xanh” và có chất lượng cao hơn. Có thể kể đến những định hướng lớn như Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045... Việc hoàn thiện thể chế, chính sách cũng được triển khai theo định hướng này.

Tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” thể hiện mục tiêu mạnh mẽ của nước ta về tái cơ cấu mô hình tăng trưởng hướng tới kinh tế xanh. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết đến năm 2050 đạt phát thải ròng bằng 0. Mới đây, ngày 14/12/2022, Chính phủ Việt Nam chính thức thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác quốc tế (JETP) cùng Nhóm các đối tác quốc tế nhằm hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam về mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển đổi năng lượng từ than sang năng lượng sạch.

Những vấn đề trên thể hiện cam kết chính trị và quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đẩy mạnh chuyển đổi nền kinh tế, góp phần giải quyết những thách thức lớn toàn cầu về biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường hiện nay.

Cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực

Tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Đây là chìa khóa bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững. Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh; thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Mạnh Quân

Bạn đang đọc bài viết “Hình dung về một ASEAN có mức phát thải ròng bằng 0”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới