Năm 2010, hơn 44ha đất đang canh tác của người dân thôn Thủy Yên Thượng bị thu hồi nhằm phục vụ cho dự án xây dựng hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), thế nhưng 13 năm qua nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Những hoạt động của con người, các đập thủy điện, hồ chứa nước để tưới tiêu, xả thải, lấp sông và nhiều dự án nhân tạo khác đang giết dần giết mòn nhiều dòng sông. Vì vậy, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang nỗ lực để bảo vệ và hồi sinh sông.
Dự án hồ chứa nước Ia Rtô (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã chậm tiến độ hơn 6 tháng nay. Nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ đang đẩy công trình trên có nguy cơ tiếp tục chậm và đội vốn.
Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và cải thiện môi trường. Để an toàn đập, hồ chứa nước trong mùa mưa bão phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, đo đạc, quan trắc hồ chứa nước theo diễn biến của thời tiết.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn, trong đó sửa đổi bổ sung quy định công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn hiện có 19 hồ chứa nước lớn với dung tích thiết kế gần 250 triệu m3 nhưng dung tích các hồ chứa này hiện chỉ đạt 143 triệu m3.
Thời gian qua, đập hồ Quao (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) rơi vào tình trạng khô cạn, không cung cấp đủ nước tưới cho hàng trăm ha lúa trên địa bàn.