Thứ sáu, 04/04/2025 07:11 (GMT+7)
Thứ bảy, 15/03/2025 06:30 (GMT+7)

Hòa Phát và các doanh nghiệp thép nhận tin cực vui từ châu Âu

Theo dõi KTMT trên

Theo thông báo của Ủy ban châu Âu (EC), thép cuộn cán nóng (HRC) của Tập đoàn Hòa Phát và một số doanh nghiệp khác không bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời.

Hòa Phát và các doanh nghiệp thép nhận tin cực vui từ châu Âu - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Thông báo đề xuất áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng của Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Theo thông báo này, thép cuộn cán nóng (HRC) của Tập đoàn Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời. Để có thể được châu Âu không áp thuế chống bán phá giá tạm thời, thép cuộn cán nóng của Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, các khâu sản xuất đều được tối ưu hóa nên có giá thành cạnh tranh.

Trong quá trình EU thực hiện điều tra, Hòa Phát đã hợp tác chặt chẽ, chủ động cung cấp đầy đủ dữ liệu liên quan cho cơ quan điều tra. Dữ liệu minh bạch và hệ thống rõ ràng là một trong các yếu tố góp phần vào sự thành công của Hòa Phát trong vụ kiện này.

Có thể thấy việc thép cán nóng Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá cho thấy trình độ và kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý trên thị trường quốc tế của Tập đoàn ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt, các doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng HRC Hòa Phát có cơ hội xuất khẩu sang EU mà không lo ngại về nguồn gốc xuất xứ và phá giá nguyên liệu.

Trước đó, ngày 8/8/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Hiện tại Formosa và các doanh nghiệp xuất khẩu thép cán nóng khác của Việt Nam đang chịu mức thuế tạm thời khi nhập khẩu vào EU là 12.1%. Thép cán nóng của Nhật Bản nhập khẩu vào EU chịu mức thuế tạm thời từ 6,9 – 33% và của Ai Cập là 15,6%.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết, nếu chỉ tính trong nhóm WTO thì thép cũng là nhóm bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất. Theo WTO, từ năm 1995-2023, đã có 2.123 vụ kiện chỉ tính bán phá giá, chưa tính các vụ kiện phòng vệ thương mại khác như chống trợ cấp hay tự vệ. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, từ năm 2019 đến nay, tổng số vụ việc chống bán phá giá đối với thép chiếm gần 49% số vụ việc cho cả 30 năm đó.

Riêng tại Việt Nam, đã có 12/28 vụ phòng vệ thương mại là đối với các sản phẩm thép, chiếm khoảng 46% tổng các vụ phòng vệ thương mại đã từng tiến hành đối với tất cả các loại sản phẩm ở Việt Nam cho đến nay. Trong khi đó, các nước đã đưa ra 73 vụ phòng vệ thương mại với thép xuất khẩu Việt Nam. Điều đó cho thấy, các nước vận dụng rất nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường của họ.

"Rất khó có thể xác định số lượng phòng vệ thương mại của Việt Nam là đủ hay chưa đủ. Trong một bối cảnh nguy cơ nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh đối với ngành thép thì cao hơn hẳn so với ngành khác", bà Trang nhận định.

Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép,… Những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Úc, Malaysia, Indonesia…

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Hòa Phát và các doanh nghiệp thép nhận tin cực vui từ châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỹ áp thuế đối ứng, nhóm ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Chính phủ Mỹ vừa công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Quyết định này đã lập tức gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, khi nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đối mặt với nguy cơ suy giảm doanh thu nghiêm trọng.
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).