Chủ nhật, 24/11/2024 04:24 (GMT+7)
Thứ hai, 24/01/2022 11:00 (GMT+7)

HoSE bổ sung loạt mã chứng khoán vào danh sách không được phép giao dịch ký quỹ

Theo dõi KTMT trên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) mới đây đã bổ sung mã chứng khoán hàng loạt mã chứng khoán vào danh sách không được phép giao dịch ký quỹ (margin trading).

Theo đó, cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả không được phép giao dịch ký quỹ do thời gian niêm yết dưới 6 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên tại HoSE là 20/1/2022.

Việc không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua mã chứng khoán này.

Trước đó, ngày 20/1, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) đã tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa hơn 267 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã chứng khoán: HHV, thuộc công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả) vào giao dịch.

Giá chào sàn 25.660 đồng/cổ phiếu (tương đương giá trị vốn hóa 6.861 tỷ đồng), biên độ giao động giá +/- 20% so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.

HoSE bổ sung loạt mã chứng khoán vào danh sách không được phép giao dịch ký quỹ - Ảnh 1
HoSE bổ sung loạt mã chứng khoán vào danh sách không được phép giao dịch ký quỹ.

HHV – Công ty con của CTCP Tập đoàn Đèo Cả, hiện là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP), tổng mức đầu tư các dự án mà HHV trực tiếp góp vốn tính đến thời điểm này gần 50.000 tỷ đồng, bên cạnh đó, HHV cũng là đơn vị có kinh nghiệm hàng đầu trong quản lý khai thác vận hành các công trình hầm, đường cao tốc…

Các dự án hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân, Phú Gia - Phước Tượng được hoàn thành bởi bàn tay, trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam, khi đưa vào vận hành giúp giảm thiểu tai nạn giao thông ở các cung đường đèo hiểm trở dọc dải đất miền Trung. Đồng thời, khi cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn ở miền Bắc, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ở miền Nam rơi vào tình trạng bế tắc và đình trệ trong nhiều năm, HHV cùng Tập đoàn Đèo Cả đã thực hiện giải cứu thành công 2 dự án này, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chốt phiên giao dịch ngày 21/1, giá cổ phiếu HHV đóng cửa cửa phiên ngày ở mức 26.800 đồng/cổ phiếu, giảm 3,42% so với ngày trước đó.

Không chỉ riêng cổ phiếu HHV, trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) cũng đã ra thông báo về việc bổ sung mã chứng khoán EVF và GMH vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ do thời gian niêm yết dưới 6 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên là 12/1/2022.

Tương tự như vậy, cổ phiếu GMH của CTCP Minh Hưng Quảng Trị không được phép giao dịch ký quỹ do thời gian niêm yết dưới 6 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên là 12/1/2022.

Việc không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 2 mã chứng khoán này.

HoSE cũng đã công bố danh sách 66 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý I/2022. Trong đó 26 mã cổ phiếu thuộc diện bị cảnh báo; 6 mã thuộc diện thời gian niêm yết dưới 6 tháng; 5 mã thuộc diện chưa đủ thời gian 6 tháng đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ; 15 mã có lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021 là số âm; số còn lại là thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát.

Không hạ lô giao dịch chứng khoán về 10 cổ phiếu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết "hầu hết thị trường chứng khoán trên thế giới không áp dụng lô 10 cổ phiếu". Bộ Tài chính đánh giá việc quay trở lại lô 10 không phù hợp với phổ thông. Để hướng theo chuẩn thế giới, Việt Nam nên đi theo hướng hiện tại - là áp dụng lô 100 cổ phiếu, ông nói.

Thứ trưởng cho biết không hạ về giao dịch tối thiểu lô 10 cổ phiếu nhưng "sẽ có cơ chế để nhà đầu tư bán được lô lẻ cổ phiếu đang nắm giữ".

Tại chỉ đạo trước đó vào tháng 7/2021, Bộ Tài chính yêu cầu giảm về lô 10 sau khi giải quyết được tình trạng nghẽn lệnh nhờ vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán mới trên Sở giao dịch chứng khoán (HoSE). Lãnh đạo Bộ Tài chính năm ngoái chỉ đạo "HoSE báo cáo việc áp dụng giao dịch lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư".

Tại Việt Nam, nếu duy trì lô 100, nhà đầu tư cần bỏ ra xấp xỉ chục triệu để mua được một mã cổ phiếu thuộc rổ VN30 như VIC hay VCB, GAS, MSN, PNJ... Vì thế với nhiều cá nhân có số vốn ít, cơ hội đa dạng hoá danh mục sẽ thấp hơn việc áp dụng lô 10.

Trên thực tế, HoSE từng áp dụng lô chẵn 100 ngay từ mới khi triển khai hệ thống năm 2000. Việc chia nhỏ về lô 10 được áp dụng từ năm 2013, để tăng tính hấp dẫn cho thị trường khi thanh khoản chưa phát triển. Sau 17 năm áp dụng lô 10, HoSE lại tăng lô giao dịch lên 100 chứng khoán từ đầu 2021 trong bối cảnh trình trạng nghẽn lệnh giao dịch tiếp diễn trong thời gian dài.

Lãnh đạo HoSE cũng cho việc áp dụng lô 100 là phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, nhiều thị trường chứng khoán trong khu vực áp dụng đơn vị giao dịch lô chẵn 100 như SET (Thái Lan), BM (Malaysia), SGX (Singapore), SSE (Thượng Hải)...

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết HoSE bổ sung loạt mã chứng khoán vào danh sách không được phép giao dịch ký quỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới