Qua các cuộc khủng hoảng, các khó khăn, thách thức, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và vai trò quyết định của nội lực, tính tự chủ trong phát triển kinh tế.
Tổng giám đốc Cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc Achim Steiner cảnh báo hơn 50 quốc gia đang phát triển nghèo nhất có nguy cơ vỡ nợ và phá sản, trừ khi các nước giàu cung cấp hỗ trợ khẩn cấp.
Các cuộc xung đột, khủng hoảng kinh tế và hiện tượng thời tiết cực đoan đã đẩy số người bị thiếu lương thực trầm trọng lên 155 triệu người trong năm 2020, mức cao nhất trong 5 năm qua.
Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm vì dịch Covid-19, nhưng nếu không có một loại vaccine phòng bệnh hiệu quả, khả năng kinh tế hồi phục hoàn toàn là rất thấp.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không phục hồi hoàn toàn, trừ phi người tiêu dùng cảm thấy tự tin rằng Covid-19 đã bị đánh bại.
Theo Bộ trưởng Tài chính Argentina, nước này bị vỡ nợ sau khi không trả được 500 triệu USD tiền lãi cho khoản nợ trái phiếu của mình nhưng các cuộc đàm phán tái cấu trúc nợ vẫn đang được tiến hành.
Ba Lan, Estonia và Romania là những quốc gia châu Âu mới nhất phải thông qua các biện pháp hỗ trợ kích thích kinh tế, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.