Luật khẩn cấp ở châu Âu về năng lượng mặt trời
Từ tháng 1/2023, các nước EU sẽ có thể triển khai các dự án năng lượng mặt trời nhanh hơn. Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua văn bản Luật khẩn cấp về năng lượng mặt trời, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép các dự án năng lượng tái tạo
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh sử dụng năng lượng mặt trời nhằm giảm bớt áp lực từ cuộc khủng hoảng năng lượng do thiếu nguồn cung từ Nga, đồng thời thực hiện cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải nhà kính vào năm 2030.
Theo đó, một quy định khẩn cấp tạm thời ở Châu Âu về việc đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo đã được thông qua. Mục đích chính của luật là đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là lắp đặt năng lượng mặt trời.
Đồng thời, EU đặt mục tiêu ứng phó theo hướng có lợi nhằm tìm ra một giải pháp chặt chẽ, sử dụng năng lượng tái tạo, cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Theo điều luật mới, từ tháng 1/2024, những dự án lắp đặt năng lượng mặt trời lên các cơ sở hạ tầng sẽ có thời hạn phê duyệt tối đa là 3 tháng. Nhờ văn bản này, những nước EU sẽ có thể triển khai những dự án năng lượng mặt trời nhanh chóng và dễ dàng hơn.
EU đặt mục tiêu đạt được 60 GW năng lượng mặt trời cho mùa đông năm 2023. Như vậy, quyết định này là biện pháp khẩn cấp đầu tiên của EU cho ngành năng lượng tái tạo. Hơn nữa, mục tiêu đạt được 60 GW này sẽ tạo ra cơ hội thương mại để thu hút những công ty năng lượng tái tạo như SolarPower Europe.
Mặt khác, những dự án có công suất dưới 50 KW phải được phê duyệt trong một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp bị hạn chế về mạng lưới điện, quy mô dự án có thể sẽ bị giảm xuống còn 10,8 KW.
Điều luật mới dự kiến sẽ đi vào hiệu lực từ tháng 1/2023 và kéo dài trong 18 tháng.
Mục tiêu đẩy nhanh các dự án năng lượng mặt trời
Thôn tin cho biết, đây chỉ là một biện pháp tạm thời, được tạo ra nhằm thu hẹp khoảng cách mục tiêu năng lượng tái tạo, cho đến khi EU cập nhật Chỉ thị năng lượng tái tạo (Renewable Energy Directive - RED). Điều luật mới sẽ được áp dụng cho tất cả những dự án cho đến năm 2024. Ngoài ra, một khi đã áp dụng quy định này, mỗi quốc gia trong EU sẽ tự chỉ định ra những bề mặt công trình cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.
“Cuộc khủng hoảng năng lượng đòi hỏi hành động khẩn cấp. IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) thiết lập mức 60 GW năng lượng mặt trời để bù đắp cho khí đốt của Nga”, bà Walpurga Hemetsberger - CEO của SolarPower Europe cho hay.
Chia sẻ vấn đề này, ông Dries Acke - Giám đốc về Chính sách tại SolarPower cũng cho hay: “Một tháng là đủ để chúng tôi đưa ra đánh giá ban đầu về những dự án năng lượng mặt trời trên bề mặt của những công trình nhân tạo. Thời hạn này sẽ giúp chúng tôi đưa lý thuyết vào thực hành nhanh hơn cho rất nhiều dự án năng lượng mặt trời”.
Theo báo cáo năng lượng mặt trời hàng năm của SolarPower Europe, trong năm 2022, EU đã đạt được 41,4 GW năng lượng mặt trời.
Chính vì thế, con số này thể hiện mức tăng trưởng 47% so với dự liệu năm 2021. Bên cạnh đó, những tổ chức châu Âu đang thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời bằng biện pháp điều chỉnh nhiều quy định, tạo động lực nhân rộng các dự án.
Như vậy có thể thấy, việc đẩy nhanh quy trình triển khai năng lượng tái tạo được coi là một trong những biện pháp chính có thể giúp EU giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, cải thiện an ninh nguồn cung và giảm giá năng lượng.
Huyền Diệu