Sửa đổi Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản để phát triển nhà ở và thị trường bất động sản. Việc sửa đổi cũng sẽ giúp ngành Bất động sản phát triển kéo theo hàng chục ngành nghề thiết kế, hàng trăm ngành nghề khác phát triển.
Trồng rau trên móng nhà liền kề tiền tỷ tại dự án dang dở Westpoint Nam 32; Nhiều áp lực đè nặng thị trường địa ốc cuối năm; Hà Nội: Thêm 2 khu tập thể cũ sẽ được phá dỡ, xây mới vào cuối năm 2023... là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.
Thị trường bất động sản đang phát triển trong bối cảnh nền kinh tế và tình hình chính trị - xã hội có nhiều biến động. Dù vậy, có một số yếu tố cơ bản sẽ tiếp tục tạo ảnh hưởng lên thị trường này mà nhà đầu tư và người mua cần lưu ý.
Ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành, địa phương nắm chắc tình hình phát triển thị trường bất động sản, cân đối cung cầu, tạo môi trường hài hòa, lành mạnh, trong đó ưu tiên phân khúc dành cho an sinh xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đảng và Nhà nước luôn trăn trở, chăm lo và chỉ đạo, xây dựng nhiều chủ trương nhà ở cho công nhân. Mặc dù đã cụ thể hóa nhiều chính sách, nhưng vấn đề này vẫn chưa giải quyết được một cách thấu đáo, căn cơ, bài bản.
Chuyên gia cho rằng, hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến là sự chồng chéo của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, không dừng lại ở việc sửa đổi 3 luật, Luật Đất đai - Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản, mà cần sửa cả Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đấu thầu.
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh BĐS, Bộ Xây dựng đề xuất quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS.