Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành gói hỗ trợ cho lao động mất việc, giãn việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã với các mức chi trả từ 1-3 triệu đồng/người. Nguồn kinh phí được trích từ công đoàn.
Do có sự điều chỉnh về mức lương tối thiểu vùng cũng như địa bàn áp dụng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ, nhiều nơi có thể được tăng đến 760.000 đồng/tháng lương tối thiểu vùng.
Mới đây, 8 hiệp hội ngành hàng đã kiến nghị Chính phủ lùi thời gian tăng lương tối thiểu vùng sang năm 2023 thay vì 1/7/2022 theo quyết định của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo các chuyên gia, tăng lương thời điểm này vừa là để hỗ trợ người lao động, nhưng đồng thời cũng để hỗ trợ người sử dụng lao động. Bởi lẽ, tăng lương tạo động lực tăng năng suất lao động, giữ chân người lao động ở lại với doanh nghiệp.
Bộ LĐ-TB-XH sẽ khảo sát về tình hình lao động, tiền lương của doanh nghiệp bao gồm số lượng và cơ cấu lao động, tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, quy chế trả lương, các mức tiền lương trong doanh nghiệp, tiền thưởng, thu nhập khác có tín chất lương.
Trong dự thảo trình Chính phủ, Bộ LĐTB&XH cho biết nếu tiếp tục giữ mức lương tối thiểu vùng như hiện nay để áp dụng cho năm 2021 thì vẫn có thể đáp ứng được mức sống tối thiểu.