Chủ nhật, 24/11/2024 08:00 (GMT+7)
Thứ hai, 23/10/2023 06:48 (GMT+7)

Mẫu nước sạch tại tại khu đô thị Thanh Hà vào ngày 12/10 có nhiễm vi khuẩn E.coli

Theo dõi KTMT trên

UBND TP.Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng đảm bảo cấp nước cho người dân tại Khu đô thị Thanh Hà. Trước đó ngành y tế huyện UBND huyện Thanh Oai cho biết mẫu nước sạch tại khu đô thị Thanh Hà vào ngày 12/10 có nhiễm vi khuẩn E.coli.

Khuyến cáo không uống nước trực tiếp 

Cụ thể, phòng y tế huyện Thanh Oai ngày 21/10 cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu nước sạch được lấy vào ngày 12/10 tại Khu đô thị Thanh Hà có nhiễm vi khuẩn E.coli. Do đó Phòng khuyến cáo người dân không lấy uống hay sử dụng trực tiếp nước từ vòi trong Khu đô thị Thanh Hà. 

Cũng ngay tại cuộc họp, các tổ dân phố trong Khu đô thị Thanh Hà đã phát đi khuyến cáo này cho cư dân trong tổ dân phố nắm được. Bởi lẽ vi khuẩn E.coli được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Oanh Nguyễn Trọng Khuyển cho biết tính đến chiều 21/10 đã có 20/26 tòa nhà của Khu đô thị Thanh Hà nước đã ổn định, chỉ còn 6 toàn chưa có hoặc nước yếu. 

Mẫu nước sạch tại tại khu đô thị Thanh Hà vào ngày 12/10 có nhiễm vi khuẩn E.coli - Ảnh 1
Thiếu nước cuộc sống của người dân bị đảo lộn. 

Mặc dù đã có nước trở lại tuy nhiên do vi khuẩn E.coli được tìm thấy trong nước sinh hoạt mà người dân cần hết sức cẩn thận. Trả lời báo chí,  PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội)  cho biết, người bị nhiễm vi khuẩn E.coli giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Sau khoảng 3-4 ngày ủ bệnh có thể tiêu chảy nhẹ, sốt nhẹ, tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt. 

Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, chán ăn và rơi vào tình trạng mệt mỏi. Giáo sư cũng khuyến cáo người dân không nên mặc định nước nhà máy là sạch, cứ thế mà tin ngay được. Bên cạnh đó tuyệt đối không dùng trực tiếp nguồn nước đã nhiễm khuẩn, ăn chín uống sôi để đề phòng nhiễm khuẩn. 

Nhanh chóng ổn định cuộc sống cư dân

Ngày 22/10, UBND TP.Hà Nội đã có thông tin chính thức về công tác chỉ đạo điều tiết cấp nước sạch ổn định cho Khu đô thị Thanh Hà và một số khu vực cuối nguồn phía Tây Nam thành phố. 

Cụ thể về lâu dài khu đô thị Thanh Hà với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27.500m3/ngđ sẽ sẽ được cấp nước từ nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II với công suất lên 600.000m3/ngđ và nhà máy nước mặt Xuân Mai công suất 300.000m3/ngđ hoàn thành. Trong giai đoạn trước mắt, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để điều tiết tối đa nguồn cấp cho Khu đô thị Thanh Hà. 

Mẫu nước sạch tại tại khu đô thị Thanh Hà vào ngày 12/10 có nhiễm vi khuẩn E.coli - Ảnh 2
Hà Nội đang xây dựng các kế hoạch để giả quyết tình trạng thiếu nước tại các khu dân cư. 

Hà Nội cho phép Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống bổ sung đoạn tuyến D700 trên địa bàn quận Hoàng Mai để bổ sung khối lượng và tăng áp lực cho khu vực cuối nguồn. 

Công ty Nước sạch Hà Nội tăng nguồn nước ngầm để điều tiết nguồn sông Đuống cho Khu đô thị Thanh Hà. Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà tăng tối đa công suất cấp nước đảm bảo cấp nguồn cho Thành phố Hà Nội.

Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà xây dựng giải pháp khắc phục đảm bảo cấp nước ổn định cho người dân. Tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả tránh lãng phí, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 

Sở Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị phối hợp tăng nguồn cung và điều tiết, tiết giảm nguồn cấp từ nguồn sông Đuống, Sông Đà cho Công ty Nước sạch Hà Nội và Công ty Viwaco để bổ sung nguồn cấp cho Công ty Nước sạch Hà Đông điều phối cấp về Khu đô thị Thanh Hà. 

Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống triển khai xây dựng trạm tăng áp cục bộ trên đường 70 để điều tiết tăng lượng lượng cấp cho khu vực Hà Đông và Khu đô thị Thanh Hà. Thành lập chỉ đạo Tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại Khu đô thị Thanh Hà và xử lý vi phạm nếu có.

Dự báo nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024 sẽ tăng so với năm 2023 khoảng (5-10)% tùy thời điểm. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước rà soát nhu cầu và chuẩn bị các giải pháp điều tiết. 

Trong đó có việc đôn đốc Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng khẩn trương hoàn thành  Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngđ trong quý I/2024.  

Những năm tiếp theo: Tiếp tục đôn đốc sớm đưa và vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II (Hợp phần 2) nâng công suất lên 600.000m3/ngđ, Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 300.000m3/ngđ. 

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết Mẫu nước sạch tại tại khu đô thị Thanh Hà vào ngày 12/10 có nhiễm vi khuẩn E.coli. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới