Chủ nhật, 24/11/2024 08:28 (GMT+7)
Thứ năm, 12/08/2021 07:24 (GMT+7)

Máy bay không người lái có thể phân tích ô nhiễm phóng xạ?

Theo dõi KTMT trên

Việc chế tạo thành công máy bay không người lái có khả năng nghiên cứu các khu vực bị ô nhiễm, trong đó thiết kế dạng mô-đun giúp máy bay có thể phân tích ô nhiễm phóng xạ và hóa chất độc hại.

Máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle, UAV) được biết đến là một phương tiện bay có thể được điều khiển từ xa, cũng có thể tự bay theo chương trình đã được lập trình sẵn, hoặc theo sự điều khiển của các hệ thống máy tính phức tạp. Theo đó, UAV đôi khi cũng được dùng để chỉ các hệ thống phương tiện bay không người lái UAVS (Unmanned Aerial Vehicle System) hoặc hệ thống máy bay không người lái UAS (Unmanned Aerial System).

Mới đây, Nga đã chế tạo thành công loại máy bay không người lái có khả năng nghiên cứu các khu vực bị ô nhiễm. Trong đó, UAV dạng mô-đun sẽ có thể phân tích ô nhiễm phóng xạ và hóa chất, từ đó có thể sử dụng nó cho chiến tranh hạt nhân.

Máy bay không người lái có thể phân tích ô nhiễm phóng xạ? - Ảnh 1
Máy bay không người lái được chế tạo có khả năng nghiên cứu các khu vực bị ô nhiễm. (Ảnh minh họa)

Thông tin từ Viện sở hữu công nghiệp Liên bang Nga cho biết, Học viện quân sự của Lực lượng tên lửa chiến lược Pyotr Đại đế đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh trên.

Trong bằng sáng chế đã miêu tả về loại UAV cất cánh và hạ cánh kiểu thẳng đứng này. Cụ thể, máy bay này có khả năng hạ cánh trên bề mặt cứng và trên mặt nước. Phần cánh quạt kéo của máy bay không người lái được thiết kế đảm bảo độ tin cậy, cho phép sử dụng UAV trong các điều kiện khắc nghiệt. 

Về cấu trúc, UAV gồm phần thân, trên trục trung tâm được gắn hai mô-đun kín với động cơ. Cấu trúc này được liên kết với khung để tạo thành một hình dạng khí động học. Bên trên và bên dưới UAV có lắp đặt các lưới bảo vệ để tránh làm hỏng các cánh quạt. Phần khung UAV được làm bằng nhựa có độ bền cao để tiết kiệm trọng lượng.

Phần lưới có nhiệm vụ bảo vệ cấu trúc bên dưới nó, đó là một mô-đun phần cứng kín với hệ thống định vị và phức hợp để thu thập và phân tích thông tin. Điều này cho phép UAV được sử dụng trong rừng, không gian nhỏ và núi nơi có nguy cơ va chạm.

Theo các nhà sản xuất, UAV có sức chưa lên tới 600gr hàng hóa, cho phép lắp đặt các thiết bị khác nhau để giám sát ô nhiễm phóng xạ và hóa chất, thay đổi bộ cảm biến dựa trên các điều kiện khác nhau. Máy bay không người lái sẽ có thể xác định tọa độ phát xạ các chất độc hại và phân tích sự phá hủy của các đối tượng bị ảnh hưởng. Còn các cảm biến quang học của máy bay sẽ đảm bảo việc tìm kiếm những người mất tích vào cả ban ngày lẫn ban đêm, trong cả những điều kiện thời tiết bất lợi.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Máy bay không người lái có thể phân tích ô nhiễm phóng xạ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới