Do bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi, tòa chung cư cũ A7 và A8 phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền (TP.Hải Phòng) bị nghiêng, lún, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. 303 hộ dân tại đây phải di chuyển đến các địa điểm an toàn khác trên địa bàn.
Ngày 22/9, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã ra quân Ngày Chủ nhật xanh dọn dẹp vệ sinh môi trường. Hoạt động lần này diễn ra vào thời điểm khắc phục thiệt hại của bão số 3 nên có ý nghĩa rất thiết thực.
Siêu bão Yagi đã khiến nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trở nên tan hoang, thậm chí bị xóa sổ hoàn toàn. Việc phục hồi sau bão của ngành lâm nghiệp tỉnh này sẽ cần nhiều thời gian, công sức và chi phí đầu tư.
Sau bão lũ, tình trạng chuồng trại ẩm ướt và môi trường bị ô nhiễm gây nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Việc dọn dẹp, xử lý vệ sinh môi trường sau bão lũ có ý nghĩa rất quan trọng đến phục hồi ngành chăn nuôi.
Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của bão Yagi nhưng hơn 1.130 lồng nuôi cá trên sông ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách (Hải Dương) vẫn an toàn. Tại đây không có lồng cá nào bị trôi, chìm, gãy và cá cũng không bị chết nhiều.
Phong trào "Chống rác thải nhựa" tại Nam Định đang từng bước lan tỏa và mang lại hiệu quả tích cực trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Theo thống kê từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến tỉnh này bị thiệt hại 11.860 ha lúa; 886 ha cây rau, màu; 608,8 ha cây ăn quả; hơn 555,88 ha nuôi trồng thủy sản và 562 lồng bè bị ảnh hưởng.
Bão số 3 đã khiến hàng nghìn cây xanh trên địa bàn TP.Hải Dương (tỉnh Hải Dương) bị thiệt hại, ảnh hưởng. Thành phố này đã và đang tích cực phục hồi, chống dựng, trồng lại những cây xanh bị ảnh hưởng do bão.
Mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 3 nhưng nước lũ tràn qua đê bối đã tàn phá nhiều hoa màu, làm ngập lụt nhiều khu dân cư ở Nam Định. Hiện tại nước đang rút, người dân trên địa bàn tỉnh này tập trung khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống.
Mực nước trên sông Hồng và sông Luộc qua địa bàn tỉnh Hưng Yên đang có xu hướng giảm sau cơn bão số 3. Mặc dù vậy, tỉnh Hưng Yên tiếp tục ra công văn chỉ đạo cùng nhiều biện pháp để đảm bảo hệ thống đê điều và sự an toàn của người dân.
Siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh thành miền Bắc, trong đó có Hải Dương. Ngay từ khi có dự báo, tỉnh này đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống. Cơn bão qua đi, toàn tỉnh tiếp tục chung sức, đồng lòng khắc phục thiệt hại.
Mặc dù đã có lệnh cảnh báo nước sông Thái Bình, sông Kinh Thầy vượt mức báo động II nhưng nhiều bến bãi trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn không thực hiện di dời máy móc, vật liệu, lán trại, nhà xưởng gây cản trở nghiêm trọng đến không gian thoát lũ.
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
Lúc 6 giờ sáng 10/9, mực nước trên sông Thái Bình tại phường Phả Lại, TP.Chí Linh (Hải Dương) đạt 5,02 m, trên mức báo động II là 0,02 m. Dự báo từ ngày 10-11/9, mực nước sông Thái Bình tiếp tục vượt báo động II và dâng cao.
Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục các sự cố về điện, đảm bảo đủ xăng dầu và cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Thiệt hại sơ bộ do ảnh hưởng của bão số 3, theo ước tính toàn tỉnh Hà Nam có khoảng 10.868,6 ha lúa mùa bị đổ và 432 ha rau màu bị dập nát. Trong đó, huyện Bình Lục là địa phương có diện tích lúa đổ nhiều nhất với khoảng 4.000 ha.
Sơ bộ thiệt hại ban đầu do bão Yagi gây ra, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 1 người tử vong do bị cây đổ trúng. Mưa bão đã khiến 105 đường dây trung áp, 16 đường dây trên địa bàn tỉnh này gặp sự cố dẫn tới 500.000 khách hàng bị mất điện.
Sau công điện hỏa tốc số 07 vừa được ban hành sáng 7/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương tiếp tục phát công điện số 08 yêu cầu kiên quyết cưỡng chế di dời, không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm.