Theo quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng vừa được UBND tỉnh Hải Dương ban hành, phế thải xây dựng có thể được tái sử dụng làm vật liệu san lấp.
Mặc dù đã được UBND xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng yêu cầu hoàn trả số đất khai thác trái phép trong thời hạn trước ngày 2/7/2024, nhưng đến ngày 19/7 thì ông Đặng Văn Phong vẫn chưa xử lý dứt điểm theo yêu cầu.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình ban hành công điện khẩn ứng phó bão số 2. Ban chỉ huy yêu cầu bằng mọi biện pháp kêu gọi, hướng dẫn các tàu, thuyền trên địa bàn vào nơi tránh bão an toàn.
Trước diễn biến của cơn bão số 2, tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thuỷ ra khơi từ 12h ngày 22/7; đồng thời, tăng cường chỉ đạo phòng, chống và ứng phó với bão.
“Ngày cao điểm chung tay xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn” năm 2024 được tổ chức điểm cấp Trung ương tại tỉnh Hải Dương. Các tỉnh, thành phố khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng cũng sôi nổi nhiều hoạt động hưởng ứng.
UBND tỉnh Nam Định gửi công văn khẩn yêu cầu các địa phương, đơn vị áp dụng mọi biện pháp tiêu úng nhằm nhanh chóng cứu 35.000 ha lúa mùa bị ngập do mưa lớn kéo dài trong thời gian qua.
Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc tăng cường giải pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Theo đó, tỉnh này sẽ từ chối tiếp nhận các dự án phát sinh nhiều chất thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải.
Cống xả qua đê tại K20+300 đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang bị sạt lở. Cống Bún tại K38+150 đê hữu Thương, TP.Bắc Giang bị gãy goong cánh cống. UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo khẩn cấp khắc phục các sự cố này, dự kiến phải xong trước ngày 30/8/2024.
Hàng chục tấn rác thải đổ trộm ven đường tại địa bàn huyện Bình Giang (Hải Dương) đã được huyện này khẩn trương thu gom, tập kết về đúng nơi quy định và tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, hiện nay lũ đang dâng cao ở các sông thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình gây nguy cơ gây sạt lở. Các địa phương này phải tăng cường tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2027 sẽ thải bỏ xe máy không đảm bảo quy chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Quá trình thải bỏ phương tiện được thực hiện trong thời hạn 12 tháng.
Mưa liên tục trong nhiều ngày đã khiến 27.000 ha lúa mùa tại tỉnh Nam Định bị ngập, chiếm 37% tổng diện tích lúa mùa năm 2024 của tỉnh này. Trong đó, lúa cấy bị ngập hơn 8.900 ha, lúa gieo sạ bị ngập gần 18.000 ha.
Về việc đề xuất sử dụng 3,8 triệu m3 tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải làm vật liệu thay thế cát trong san lấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện thí điểm đối với dự án đường giao thông của địa phương này.
Trải dài TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình là khoảng 22km đê sông Trà Lý, trong đó có một số trọng điểm đê, kè xung yếu. Xác định nhiệm vụ trọng tâm mùa mưa bão là ứng phó kịp thời và hạn chế tối đa thiệt hại, thành phố này đã sớm hoàn thiện nhiều phương án.
Trong giai đoạn đầu, “Hộ chiếu Vườn quốc gia” được áp dụng tại 34 vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có hoạt động du lịch tại Việt Nam. Khách du lịch trong nước và quốc tế có thể sở hữu hộ chiếu bằng hình thức bản giấy hoặc hộ chiếu điện tử.
Vẻ đẹp “yêu thương”, “tựa mái tóc em xanh” của sông Đáy, sông Nhuệ qua địa bàn tỉnh Hà Nam chỉ còn có trong lời ca tiếng hát và hoài niệm của người dân. Suốt bao năm bị “bức tử” vì ô nhiễm, người dân nơi đây vẫn mỏi mòn chờ ngày dòng sông được “giải cứu”.
Công ty TNHH Hanoi Green Foods có trụ sở ở Cụm công nghiệp Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương bị xử phạt 330 triệu đồng do tái vi phạm xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường.
Thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trước năm 2025, huyện Giao Thủy (Nam Định) đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường - một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời Boviet Hải Dương ở TP.Chí Linh, Hải Dương bị xử phạt 450 triệu đồng do vi phạm xây dựng nhà máy khi chưa có quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường.