Chủ nhật, 24/11/2024 09:24 (GMT+7)
Thứ bảy, 03/08/2019 09:01 (GMT+7)

Nam Phi đánh thuế carbon kiểu "tượng trưng": Lợi bất cập hại?

Theo dõi KTMT trên

Luật đánh thuế phát thải CO2 của Nam Phi mới ban hành gần đây là nỗ lực lớn của nước này nhằm đạt được mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc đánh thuế quá thấp lại tệ hơn cả khi chưa đánh thuế.

Cuối tháng 5/2019, Bộ Tài chính Nam Phi thông báo Tổng thống Cyril Ramaphosa đã ký ban hành luật đánh thuế carbon có hiệu lực từ ngày 1/6/2019. Nam Phi hiện là quốc gia đứng số 1 châu Phi và đứng thứ 14 trên thế giới về mức độ gây ô nhiễm môi trường.

Khởi đầu với mức thuế là 120 rand (8,34 USD)/tấn CO2, mức thuế này sẽ giảm dần xuống còn từ 6 - 46 rand (0.42 – 3.24 USD)/tấn CO2 trong vòng 3 năm tiếp theo kể từ ngày luật có hiệu lực.

Nam Phi đánh thuế carbon kiểu "tượng trưng": Lợi bất cập hại? - Ảnh 1
Nam Phi hiện là quốc gia đứng số 1 châu Phi và đứng thứ 14 trên thế giới về mức độ gây ô nhiễm môi trường

Luật đánh thuế carbon được Nam Phi xem xét lần đầu vào năm 2010 và ít nhất 3 lần nữa nhưng đều không thể thông qua bởi sự phản đối của các doanh nghiệp khai thác mỏ, sản xuất thép, sản xuất điện.

Theo thống kê của World Bank, hiện trên thế giới mới có 30 quốc gia đánh thuế phát thải CO2. Động thái ban hành luật đánh thuế carbon của Nam Phi được nhiều tổ chức hoạt động vì môi trường đánh giá cao bởi đây là một bước đi hiếm có đối với các nền kinh tế đang nổi. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng việc đánh thuế quá thấp sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn khi chưa đánh thuế.

Mức thuế 0.42 – 3.24 USD/tấn CO2 được cho là “tựng trưng” so với mức khuyến nghị từ 40 – 80 USD/tấn CO2 vào năm 2020 của Ủy ban cấp cao về định giá carbon để đạt được mục tiêu giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo Thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu.

Nam Phi đánh thuế carbon kiểu "tượng trưng": Lợi bất cập hại? - Ảnh 2
Việc đánh thuế quá thấp sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn khi chưa đánh thuế

Từ góc nhìn chính trị, việc ban hành một chính sách không hiệu quả sẽ làm giảm niềm tin, sự tín nhiệm của người dân với bộ máy điều hành đất nước. Ngoài ra, chính sách đánh thuế carbon quá thấp sẽ trở thành "lá chắn" cho việc bành trướng đầu tư vào các lĩnh vực phát thải cao trong tương lai.

Ý tưởng đánh thuế phát thải carbon nhằm mở ra tầm nhìn mới về việc trẻ hoá nền kinh tế dựa trên năng lượng sạch, việc làm xanh và giao thông bền vững. Phương pháp tiếp cận theo mẫu số chung nhỏ nhất này không thể truyền cảm hứng cho doanh nghiệp bắt tay hành động cùng giảm thải. Ngược lại, khiến người ta ngầm hiểu rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là không có lợi cho kinh doanh.

Kim Minh

Bạn đang đọc bài viết Nam Phi đánh thuế carbon kiểu "tượng trưng": Lợi bất cập hại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới