Thứ hai, 07/04/2025 22:24 (GMT+7)
Chủ nhật, 06/04/2025 21:00 (GMT+7)

Thái Bình: Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ở thị trấn Diêm Điền

Theo dõi KTMT trên

Có vị trí địa lý thuận lợi, có cảng cá Tân Sơn và các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như quốc lộ 37, quốc lộ 39,... thị trấn Diêm Điền đang cố gắng phát huy tối đa những lợi thế có sẵn, đưa kinh tế biển phát triển theo hướng bền vững.

Tân Sơn là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân nằm trên địa phận Thái Bình, sau những chuyến đánh bắt ngư dân tập kết lại đây để nạp nhiên liệu và bảo trì máy móc, thiết bị. Trong những ngày đầu tháng 4, nhiều tàu thuyền đang chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến ra khơi. Từ đầu năm đến nay, tại địa phương này có những tàu đi được hơn 10 chuyến, mỗi chuyến 2 - 3 ngày tùy vào thời tiết và ngư trường, có những chuyến đi gặp được luồng cá thu hoạch được hơn 20 tấn hải sản. Nghề khai thác xa bờ đã giúp các hộ gia đình tại đây có thu nhập khá, kinh tế ngày một đi lên.

Thái Bình: Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ở thị trấn Diêm Điền - Ảnh 1
Hoạt động nhộn nhịp tại cảng cá Tân Sơn (Thái Bình). Ảnh minh hoạ

Tổ dân phố số 9, thị trấn Diêm Điền có 525 hộ dân sinh sống, tất cả đều nhờ biển mà có “của ăn của để”, xây dựng nhà cửa khang trang như ngày hôm nay. Trai tráng trẻ khỏe thì lên tàu vượt sóng ra khơi, trực tiếp đi đánh bắt cá tôm; phụ nữ thì lo việc hậu cần hoặc chế biến hải sản sau đánh bắt. Nhiều người làm giàu từ nghề biển, mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng đóng tàu công suất lớn, khai thác dài ngày trên biển như ông Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Văn Hưng... nhiều chuyến vươn khơi thu nhập hơn trăm triệu đồng. Tổ dân phố chỉ còn 12 hộ nghèo và cận nghèo, đây là những hộ già neo đơn, khuyết tật, không đủ sức lao động, còn lại đều là những hộ trung bình và khá trở lên, thu nhập bình quân hơn 80 triệu đồng/người/năm.

Để khuyến khích ngư dân khai thác tiềm năng, lợi thế ven biển, cấp ủy, chính quyền thị trấn Diêm Điền luôn động viên, hỗ trợ ngư dân. Từ đó, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư mua sắm ngư cụ, tích cực bám biển vươn khơi. Nhờ vậy, sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tăng đều qua các năm. Hiện trên địa bàn có hơn 130 tàu cá duy trì đều đặn nhịp độ sản xuất cả ở vùng khơi, vùng lộng lẫn gần bờ. Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị khai thác thủy sản đạt 160 tỷ đồng; năm 2025 phấn đấu đạt gần 200 tỷ đồng. Để phát huy tiềm năng, lợi thế từ biển,  công tác lãnh đạo, chỉ đạo và động viên ngư dân chăm lo sản xuất gắn với bảo vệ ngư trường, chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp luôn được đẩy mạnh và quan tâm.

Song song với khai thác, lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa bàn thị trấn Diêm Điền cũng phát triển khá. Hiện có hơn 45 hộ, cơ sở kinh doanh, chế biến thủy hải sản với các sản phẩm chính như nước mắm, sứa ăn liền, chả cá, chả tôm, chả mực, moi khô, cá khô... Theo tìm hiểu, nghề sản xuất nước mắm, mắm tôm đã có lịch sử hình thành và phát triển tại địa phương từ rất lâu. Để có được các sản phẩm bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải bảo đảm ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm là các loại cá nục, cá cơm, cá thu, cá nhâm. Mỗi loại cá làm nước mắm có một hương vị riêng, trung bình 1 tấn cá sản xuất được hơn 200 lít nước mắm. Nước mắm truyền thống của gia đình có đặc trưng là độ mặn cao, không sử dụng phụ gia, hóa chất nên bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, luôn đạt từ 15 - 25% độ đạm. Tại thị trấn Diêm Điền, có những cơ sở sản xuất nước mắm tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập 6 - 8 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài sản xuất nước mắm, họ còn thu mua các loại thủy sản như tôm tươi, mực tươi, cá thu, sứa, cá chim trắng, cá song... để sơ chế bán đông lạnh.

Có thể thấy, phát triển kinh tế biển luôn được chính quyền thị trấn Diêm Điền quan tâm. Bởi ngoài thu hút, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, với mức thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/người/tháng còn góp phần phát triển kinh tế hộ. Nhiều hộ làm nghề chế biến, kinh doanh hải sản và hộ tham gia khai thác đều có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, thậm chí có hộ thu nhập tiền tỷ. Đặc biệt, do nhu cầu vận chuyển bằng đường biển ngày một tăng cao, phát huy lợi thế là địa phương ven biển, thị trấn Diêm Điền có các doanh nghiệp như Công ty TNHH Xuân Trường, Công ty TNHH Công Vinh... phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Thị trấn Diêm Điền đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhiều dự án lớn được triển khai như khu công nghiệp Liên Hà Thái, đường trục Khu kinh tế, dự án khu tái định cư OĐT 14A, dự án đường quy hoạch số 2 và số 5 của huyện, dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.94... Địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố để kinh tế biển phát triển, xây dựng thị trấn Diêm Điền trở thành đô thị ven biển văn minh, hiện đại xứng tầm trong Khu kinh tế Thái Bình.

Thời gian tới, địa phương này sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân vươn khơi khai thác; thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tạo điều kiện cho các hộ chế biến thủy sản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thu Hiền

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ở thị trấn Diêm Điền. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An thu ngân sách quý I đạt 6.311 tỷ đồng
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I ước đạt 8% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.311 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Hà Nam thúc đẩy phát triển kinh tế số
Vừa qua tỉnh Hà Nam vươn lên đứng đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nam lọt top 10, xếp thứ 10/63 tỉnh thành. Kết quả này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của Hà Nam trên bản đồ kinh tế số quốc gia.
Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%
Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong giai đoạn 2020-2025, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung.

Tin mới

Nghệ An thu ngân sách quý I đạt 6.311 tỷ đồng
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I ước đạt 8% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.311 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.