Hà Nội không chỉ đẹp bởi 36 phố phường cố kính mà còn vẻ đẹp rất riêng của những công trình mang dấu ấn kiến trúc Pháp.
Gần một thế kỷ đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp ấp ủ giấc mơ xây dựng Hà Nội là đô thị hành chính kiểu Pháp ở Đông Dương. Khi đó người quy hoạch Hà Nội xưa là một kiến trúc sư người Pháp.
Người này bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách phương Tây. Bằng việc cho xây dựng hàng loạt trụ sở hành chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, tương tự các thành phố Pháp ngày đó.
Tất cả các công trình đều mang đặc trưng kiến trúc Pháp. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các công trình Pháp xây dựng tại Hà Nội phần lớn vẫn đang được sử dụng và tạo một điểm nhấn trong kiến trúc đô thị, có giá trị cả về phương diện văn hóa, lịch sử, kiến trúc… đồng thời góp phần tạo nên diện mạo riêng của Hà Nội, vừa cổ kính vừa hiện đại…
Hãy cùng Kinh tế Môi trường khám phá các công trình kiến trúc Pháp để thấy được một nét rất riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, ở đầu phố Tràng Tiền, cách không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình này được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua con sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội. Cây cầu này do người Pháp xây dựng từ năm 1898 – 1902. Dưới thời Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Doumer.
Nhà thờ Lớn Hà Nội: Nhà thờ được hoàn thành 1883, do linh mục Puginier chỉ đạo xây dựng theo mẫu hình từ châu Âu. Nhà thờ Lớn là nhà thờ có hai tháp chuông kiểu Gothic duy nhất ở Hà Nội, có thể xem như mẫu hình thu nhỏ của nhà thờ ở Paris.
Nhà tù Hỏa Lò: Cuối thế kỷ 19, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã tăng cường bộ máy đàn áp: Bổ sung lực lượng cảnh sát, hoàn chỉnh hệ thống toà án và xây dựng mạng lưới nhà tù. Năm 1896, trên đất làng Phụ Khánh, huyện Thọ Xương, Hà Nội, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Hỏa Lò. Đây là một trong số những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Nhà thờ Cửa Bắc được xây cất nhờ kiến trúc sư là giáo sỹ Hébrard vào năm 1925. Tọa lạc ở số 56 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, vì được xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên là nhà thờ Cửa Bắc.
Tháp nước Hàng Đậu, công trình xây dựng năm 1894, trước cả cầu Long Biên, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng.
Bộ Ngoại giao: Công trình này trước đây là Sở Tài chính Đông Dương, do Ernest Hébrard thiết kế, khởi công năm 1925 và tới năm 1928 thì hoàn thành. Công trình có phong cách Đông Dương, một số chi tiết mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên các khung cửa.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Công trình trước đây mang tên Viện Viễn Đông Bác cổ hay Bảo tàng Louis Finot, khởi công năm 1925 và hoàn thành năm 1932, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế.
Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An thành lập từ năm 1908. Được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê (thời Hậu Lê là nơi đặt điện Thụy Chương) ở vùng Kẻ Bưởi, ven hồ Tây nên người dân vẫn gọi là trường Bưởi. Trường Bưởi là cái tên mà các học sinh có tinh thần phản kháng lại người Pháp dùng khi đề cập đến trường, nhằm không gọi cái tên chính thức người Pháp đặt.
Nhà khách Chính phủ: Trước đây là Bắc Bộ Phủ, hoàn thành năm 1911, do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế, trước đây là Dinh Thống đốc Bắc Kỳ. Hiện nay công trình được sử dụng làm nhà khách của chính phủ.
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc. Dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/4, Hội nghị cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết ở Hà Nội trở nên sôi động hơn bao giờ hết, không chỉ người dân Thủ Đô mà du khách từ các tỉnh lân cận cũng muốn tìm những chậu cây, nhành hoa đẹp nhất để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Do ảnh hưởng của bão số 3, TP.Hà Nội hứng chịu cơn mưa lớn kéo dài từ, trong đó có nhiều thời điểm gió giật mạnh khiến nhiều cây xanh đổ gãy và người dân đi lại khó khăn.
Sáng 8/6 vừa qua, Đại hội Hội thiện nguyện “Hành tinh xanh” lần thứ I được tổ chức tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Trong khuôn khổ chương trình, 50.000 cây xanh được trao tặng cho các sở ban ngành trong tỉnh Ninh Thuận.
Bức tranh nghệ thuật “Cá chép vượt vũ môn”, trên cánh đồng lúa tại Tam Cốc (Ninh Bình) được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025.
Giá vàng trong nước biến động mạnh tuần qua, có thời điểm vượt 120 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua – bán tăng cao, phản ánh rủi ro đầu tư vàng ngắn hạn.
Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay từ ngày 1/8/2025, theo công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 19/4, tại sân khấu Trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty TNHH Vì Tương Lai Việt Nam – Viet Running tổ chức khai mạc Giải chạy Đền Hùng Marathon năm 2025.
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là đột phá trong kỷ nguyên bền vững, với các ngành công nghiệp, năng lượng tái tạo và nông nghiệp sạch là trụ cột chiến lược.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Giá vàng hôm nay 19/4 giảm mạnh sau chỉ đạo bình ổn thị trường. Vàng miếng mất tới 6 triệu đồng/lượng so với hôm qua, chênh lệch với thế giới vẫn ở mức cao.
Vượt qua nhiều khó khăn, sau 4 năm thi công xây dựng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn đã chính thức khánh thành, đi vào hoạt động và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của toàn bộ người dân khu vực phía Tây Bắc thành phố.
Thành phố Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.