Chủ nhật, 24/11/2024 12:03 (GMT+7)
Thứ ba, 01/03/2022 12:00 (GMT+7)

Ngân hàng Trung ương Nga lo lắng về dấu hiệu sụp đổ của đồng Rúp

Theo dõi KTMT trên

Trong một tuyên bố được đưa ra ngay trước khi đồng Rúp được giao dịch chính thức trên thị trường tài chính Nga lúc 10h sáng ngày 28/2 theo giờ địa phương, CBR cho biết lãi suất cơ bản tăng từ 9,5% lên 20%. Đây là mức lãi suất cao nhất của Nga từ năm 2003

Theo thông tin, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) ngày 28/2 nâng lãi suất gấp hơn 2 lần lên mức cao nhất gần 2 thập kỷ.

CBR ngày 28/2 đã nâng lãi suất gấp hơn 2 lần trong bối cảnh đồng Rúp mất giá mạnh chưa từng thấy trong lịch sử so với đồng USD. Động thái này diễn ra khi người dân Nga ồ ạt mua ngoại tệ vì lo rằng đồng Rúp sẽ sụp đổ dưới sức ép quá lớn của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên nước này liên quan đến xung đột vũ trang Nga-Ukraine.

Ngân hàng Trung ương Nga lo lắng về dấu hiệu sụp đổ của đồng Rúp - Ảnh 1
Người Nga xếp hàng trước một ngân hàng để rút tiền ở St. Petersburg ngày 27/2 – (Ảnh: Reuters).

Theo tin từ Bloomberg, CBR cũng triển khai một số biện pháp kiểm soát dòng vốn để bảo vệ nền kinh tế trong thời điểm “căng như dây đàn” này.

Ở một tuyên bố được đưa ra ngay trước khi đồng Rúp bắt đầu được giao dịch chính thức trên thị trường tài chính Nga lúc 10h sáng ngày 28/2 theo giờ địa phương, CBR cho biết lãi suất cơ bản tăng từ 9,5% lên 20%. Đây là mức lãi suất cao nhất của Nga kể từ năm 2003.

Đồng thời, CBR tạm thời cấm các công ty môi giới chứng khoán bán cổ phiếu trong danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở giao dịch Moscow, bắt đầu từ ngày thứ Hai. Nhà chức trách cũng triển khai quy định bắt buộc bán ngoại tệ mạnh đối với các công ty xuất khẩu.

Đây là những hành động quyết liệt nhất của Nga để ứng phó với đợt trừng phạt mới nhất của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Sau khi loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT vào cuối tuần vừa rồi, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) còn đang tính đến biện pháp nhằm khiến CBR mất khả năng tiếp cận với phần lớn kho dự trữ ngoại hối 640 tỷ USD của Nga.

Việc Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước hạ lệnh tấn công Ukraine đã dẫn tới một cuộc tháo chạy của các dòng vốn khỏi tài sản Nga. Đồng Rúp có lúc mất giá khoảng 40% trong phiên giao dịch tại các thị trường ở châu Á trong phiên ngày 28/2. Ngay khi vừa mở cửa ở Moscow, đồng Rúp đã mất giá 8%.

“Cơ quan chức năng của Nga phải chặn trước sự bán tháo chứng khoán Nga nhằm tránh sự hoảng loạn”, chiến lược gia Ulrich Leuchtmann của Commerzbank nhận định. “Điều này chắc chắn có hại trong dài hạn, nhưng Nga vẫn phải làm vậy vì đồng Rúp có nguy cơ sụp đổ”.

Ngân hàng Trung ương Nga lo lắng về dấu hiệu sụp đổ của đồng Rúp - Ảnh 2
Diễn biến tỷ giá đồng Rúp Nga (đơn vị: Rúp/USD, đường màu đen) và lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nga (đơn vị: %, đường màu đỏ) qua các năm.

Trước đó, vào hôm thứ Sáu, tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P Global Ratings đã hạ điểm tín nhiệm quốc gia của Nga xuống dưới ngưỡng khuyến nghị đầu tư. Một tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu khác là Moody’s Investors Services hiện đang dành cho Nga định hạng tín nhiệm cao hơn một bậc so với ngưỡng “rác” (junk – không khuyến nghị đầu tư) cảnh báo hạ điểm tín nhiệm của Nga.

Người dân Nga cuối tuần vừa rồi đã xếp hàng dài trước các cây ATM để rút tiền mua USD.

Vào năm 2014 là lần gần đây nhất Nga trải qua một đợt rút tiền ồ ạt, khi giá dầu giảm chóng mặt và các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến tỷ giá đồng Rúp giảm sâu. Khi đó, ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank bị rút 1,3 nghìn tỷ Rúp, tương đương 16 tỷ USD, chỉ trong vòng 1 tuần.

 “Tình hình hiện nay cực kỳ bất ổn. Các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với CRB sẽ chỉ trở trở nên tồi tệ hơn”, “Người dân đã bắt đầu đổ đến các máy ATM để rút tiền, nhưng không máy rút tiền nào được thiết kế cho những hàng người dài chuẩn bị xuất hiện tại các ngân hàng bị trừng phạt”, Chuyên gia Alexandra Suslina thuộc tổ chức Economic Expert Group có trụ sở ở Moscow phát biểu.

Việc tăng lãi suất “nhằm bù đắp rủi ro gia tăng về sự mất giá của đồng Rúp và lạm phát”. Ngoài ra, CBR cho biết sẽ giải phóng 733 tỷ Rúp, tương đương 7,87 tỷ USD, từ dự trữ của các ngân hàng trong nước để tăng thanh khoản cho thị trường, tuyên bố của CBR cho thấy.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng Trung ương Nga lo lắng về dấu hiệu sụp đổ của đồng Rúp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới