Chủ nhật, 24/11/2024 08:10 (GMT+7)
Chủ nhật, 26/05/2019 07:00 (GMT+7)

Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm"

Theo dõi KTMT trên

Những cuộc thâu tóm lẫn nhau giữa các hãng xe đình đám với con số lên đến hàng tỉ USD trong ngành công nghiệp ô tô. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên vấn đề chính vẫn là việc kinh doanh ngày càng tuột dốc.

Vào đầu tháng 2 năm nay, Toyota bất ngờ tuyên bố mua lại thương hiệu Daihatsu với chi phí khoảng 3 tỉ USD gây sự chú ý của ngành công nghiệp ô tô. Thực tế Toyota đã mua hơn một nửa cổ phần của Daihatsu vào cuối thập niên 80. Đây là một trong những chiến lược phát triển của Toyota trên toàn cầu trong dòng xe cỡ nhỏ khi nhãn hiệu con Scion không đạt doanh số như Toyota kỳ vọng và gặp thất bại trong việc tiếp cận khách hàng.

Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm" - Ảnh 1
Toyota thâu tóm Daihatsu nhằm phát triển mẫu xe hơi cỡ nhỏ

Một trong những thương vụ khác cũng khá phức tạp và bất ngờ diễn ra giữa hai hãng xe Volkswagen và Porsche. Năm 2008, Porsche tuyên bố mua lại 51% cổ phần của Volkswagen và đặt mục tiêu thâu tóm hết toàn bộ cổ phần của hãng xe này. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra đã khiến cho kết quả kinh doanh của Porsche không đạt kỳ vọng buộc Porsche phải bán lại 49.9% cổ phần cho Volkswagen. Đến năm 2012, Volkswagen đã hoàn thành việc mua nốt hơn 50% cổ phần còn lại và biến Posche trở thành một trong những thương hiệu thuộc sở hữu của mình. Tổng số tiền cho thương vụ này ước tính khoảng 8,4 tỉ USD. Hiện tại Volkswagen là tập đoàn sở hữu hầu hết các thương hiệu xe sang nổi tiếng nhất trên toàn thế giới như Audi, Porsche, Buggati, Bentley hay Lamborghibi…

Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm" - Ảnh 2
Volkswagen hiện đang sở hữu nhiều thương hiệu xe sang nổi tiếng thế giới

Fiat cũng đã phải tiêu tốn 3,65 tỉ USD trong thương vụ thâu tóm Chrysler giúp hãng này sở hữu nhiều thương hiệu xe nổi tiếng thế giới, trong đó có Ferrari. Trước đó vào năm 2009, liên minh Fiat- Chrysler đã hình thành khi Fiat mua lại 20% cổ phần của Chrysler. Đến năm 2014, Fiat công bố đã hoàn thành việc mua lại 41,5% cổ phần còn lại của Chrysler.

Tuy được đánh giá cao về chất lượng xe tốt nhất thế giới nhưng kết quả kinh doanh của Fiat Chrysler cũng không mấy khả quan trong những năm qua khiến cho hãng này phải rao bán lại thương thiệu Ferrari và có thể phải bán luôn cả thương hiệu Fiat Chrysler nếu như kết quả kinh doanh sắp tới tiếp tục lao đốc.

Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm" - Ảnh 3
Fiat Chrysler được đánh giá cao nhưng vẫn không tránh khỏi kết quả kinh doanh tệ hại

Thương vụ mua bán diễn ra nhanh nhất có thể kể đến hai thương hiệu đến từ Nhật Bản là Mitsubishi Motors và Nissan chỉ chưa đầy 1 tháng sau vụ bê bối gian lận khí thải của Mitsubishi Motors bị phanh phui hồi tháng 4 đã khiến Mitsubishi đánh mất hoàn toàn danh tiếng và thua lỗ nặng nề khi khiến 3 tỷ USD giá trị cổ phiếu bốc hơi trên thị trường. Với việc nắm giữ hơn 1/3 cổ phần, Nissan trở thành cổ đông lớn nhất nắm quyền kiểm soát và điều hành Mitsubishi Motors. Thực tế, Nissan là đối tác thân thiết của Mitsubishi Motor trong nhiều năm qua và đang tìm cách cứu người đồng minh thoát khỏi khủng hoảng đang lan rộng sau nhiều vụ bê bối trong 20 năm qua.

Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm" - Ảnh 4
Volvo cũng chịu chung số phận khi bị Ford bán cho một công ty Trung Quốc

Việc kinh doanh không thuận lợi cũng đã khiến Ford phải bán lại hai thương hiệu mình đang sở hữu là Volvo cho một Tập đoàn xe hơi giá rẻ của Trung Quốc vào năm 2005 với giá 1,5 tỉ USD (thấp hơn nhiều so với thời điểm Ford mua Volvo với giá 3,5 tỉ USD) và Jaguar Land Rover cho một Tập đoàn xe hơi lớn của Ấn Độ vào năm 2008 với mức giá 2,3 tỉ USD.

Tuấn Trương

Bạn đang đọc bài viết Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới