Chủ nhật, 24/11/2024 06:56 (GMT+7)
Thứ ba, 17/05/2022 06:55 (GMT+7)

Ngày Môi trường thế giới 2022: "Chỉ một Trái Đất"

Theo dõi KTMT trên

Với chủ đề “Chỉ một Trái Đất”, Ngày Môi trường thế giới 2022 được phát động nhằm truyền tải thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng với việc Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 được chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2022. Đây là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

Với chủ đề “Chỉ một Trái Đất”, Ngày Môi trường thế giới (5/6) 2022 do Chương trình Liên hợp quốc (UNEP) phát động nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất.

Ngày Môi trường thế giới 2022: "Chỉ một Trái Đất" - Ảnh 1
Ngày Môi trường thế giới (5/6/2022) do Chương trình Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trái Đất”.

Được biết, mục đích của Ngày Môi trường thế giới hằng năm là tập trung sự chú ý của mọi người trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Cứ mỗi năm, Liên Hiệp Quốc chọn một thành phố thuộc một quốc gia thành viên làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ kết hợp với Tổ chức UNEP (Môi trường) của Liên hiệp quốc để tổ chức sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo được lựa chọn theo tính thời sự cấp bách về môi trường trong năm ấy để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, cùng các hoạt động thiết thực khác trên toàn Trái Đất.

Để triển khai chủ đề này tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 2472/BTNMT-TTTT gửi các Các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; các địa phương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng.

Trong đó, Bộ đề nghị các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng như treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan làm việc và các địa điểm phù hợp. Tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích của cộng đồng và các hoạt động phát triển theo hướng bền vững.

Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Mittinh hưởng ứng, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc không sử dụng túi nilon khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa dùng một lần; sản xuất, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

Đặc biệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó: Thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng lộ trình trong việc thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và thân thiện môi trường. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, nhiệm vụ, đề án, dự án bảo vệ môi trường.

Tăng cường phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về các hoạt động, nhiệm vụ, nội dung, chủ đề về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, tập trung tuyên truyền các mô hình, giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả. Ưu tiên vận dụng nền tảng công nghệ số để đa dạng hình thức truyền thông.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị tổng hợp báo cáo kết quả hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường  trước ngày 15 tháng 8 năm 2022

Xếp hạng bảo vệ môi trường năm 2021 sẽ công bố vào ngày 5/6

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) dự kiến sẽ công bố xếp hạng về bảo vệ môi trường của các địa phương năm 2021 nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6 tới đây. Đại diện 5 địa phương có số điểm cao nhất sẽ được Bộ tuyên dương và tặng kỷ niệm chương.

Đánh giá về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho rằng, việc xếp hạng bảo vệ môi trường của các địa phương có tác động tích cực khi thúc đẩy chuyển biến thực chất trong công tác quản lý ở các cấp, các ngành, đồng thời khơi dậy ý thức, trách nhiệm đối với mỗi người dân.

Vì vậy, Thứ trưởng yêu cầu, việc đánh giá phải khách quan, minh bạch, trung thực, công bố rộng rãi để tạo động lực cho toàn xã hội vì một môi trường xanh hơn, bền vững hơn.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Ngày Môi trường thế giới 2022: "Chỉ một Trái Đất". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới