Chủ nhật, 24/11/2024 08:47 (GMT+7)
Thứ năm, 09/12/2021 08:00 (GMT+7)

Người dân sẽ đổ tiền mua đất vì lo ngại lạm phát sau dịch?

Theo dõi KTMT trên

Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm kiếm kênh đầu tư trú ẩn dòng tiền, trong đó có bất động sản. Lý do vì lo ngại lạm phát gia tăng sau thời kỳ khủng hoảng vì dịch bệnh, đặc biệt là khi Chính phủ tung gói kích thích kinh tế vào năm 2022.

Vừa qua, các chuyên gia đã đưa ra những phân tích, bình luận quanh chủ đề Lạm phát và bất động sản (BĐS) tại chương trình "Có hẹn với chuyên gia BĐS" của Batdongsan.com.vn, phát sóng vào 20h Chủ nhật 5/12/2021, đặc biệt là những dự báo liên quan đến khả năng BĐS liệu có trở thành một trong những kênh trú ẩn dòng tiền được lựa chọn khi lạm phát?

Phó Viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo, ĐH Kinh tế TP.HCM Huỳnh Phước Nghĩa cho rằng, chắc chắn đã có những dấu hiệu chỉ báo về lạm phát, ảnh hưởng đến kinh tế trong năm 2022. Tuy nhiên do Việt Nam đang có bước điều chỉnh cách tính "rổ lạm phát", chưa dùng phương pháp dữ liệu lớn nên một số vấn đề lạm phát thực tế chưa đạt được độ "real time".

Người dân sẽ đổ tiền mua đất vì lo ngại lạm phát sau dịch? - Ảnh 1

BĐS luôn được nhiều người quan tâm. (Ảnh: Báo Xây dựng)

Nói về những biểu hiện mang tính kinh tế vĩ mô, Nhà nước đã bắt đầu xử lý tín hiệu lạm phát như: Siết dòng tiền ở một số lĩnh vực đầu tư từ ngân hàng; Ưu tiên bơm tiền vào nền kinh tế trong đó xem xét phục hồi nền kinh tế ở một số lĩnh vực trọng yếu; Xử lý những đứt gãy chuỗi cung ứng và nguyên liệu trong vấn đề phục hồi sản xuất, chi phí đầu vào tăng mạnh, đặc biệt lĩnh vực xây dựng. Xa hơn nữa có thể là việc điều chỉnh lãi suất cho vay.

Một số hình thức đầu tư đang bị đứt gãy khi mối quan hệ kinh tế quốc tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu làm ảnh hưởng đến vấn đề linh kiện, nguyên liệu, giao dịch, chi phí logistic... cho thấy bức tranh về lạm phát sẽ xảy ra trong năm 2022.

Như vậy, lạm phát là tình trạng cả các chuyên gia thế giới và Việt Nam đều có thể nhìn thấy được trong năm 2022 do ảnh hưởng của hậu Covid-19. Rất nhiều phương án mà Chính phủ và các chuyên gia đang xem xét để phản ứng về góc độ vĩ mô, tuy nhiên trong vi mô ví dụ một số ngành, sản phẩm dịch vụ, một số lĩnh vực liên quan đầu tư, thị trường tài chính, sẽ có những biến động cần dự báo sâu hơn.

Lạm phát nếu nhìn ở góc độc tích cực, đây là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, đây cũng sẽ là một trong những ưu tiên của Chính phủ trong năm 2022.

GĐ Nghiên cứu và phát triển DKRA Việt Nam Nguyễn Hoàng nhận xét, gần 2 tháng qua khi Việt Nam dần gỡ bỏ giãn cách xã hội, bắt đầu từng bước bình thường mới, người dân có thể cảm nhận được rõ yếu tố lạm phát, từ chi phí sinh hoạt, lương thực thực phẩm, nông sản, giá dầu, giá vàng... bắt đầu tăng.

Về mặt vĩ mô, áp lực lạm phát cuối năm nay và trong năm 2022 đã rất rõ, đã được nhiều chuyên gia đưa ra phân tích ở các góc độ khác nhau. Những dấu hiệu lạm phát này cũng có tác động đến thị trường BĐS năm 2021.

Dù chịu tác động từ Covid nhưng giá BĐS cơ bản giữ nguyên, một số nơi có sự tăng giá đáng kể, đặc biệt trong nửa đầu năm khi chi phí đầu vào của các chủ đầu tư tăng. Áp lực lạm phát trong cuối năm nay và 2022 có thể làm cho giá BĐS tiếp tục tăng thêm.

Ở Việt Nam, Chính phủ luôn đưa mục tiêu kiểm soát lạm phát trong tầm có thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số CPI nằm ở mức dưới 4% được cho là vừa đủ để tác động cho kinh tế phát triển.

Một số chính sách của Nhà nước đã được áp dụng thời gian qua như kiểm soát dòng tiền ở thị trường chứng khoán, hoặc kiểm soát hợp lý dòng tiền cho vay. Nhà nước có quy định cho vay BĐS được huy động từ nguồn vốn ngắn hạn. Đây là công cụ để giảm bớt đầu tư hoặc làm cho thị trường BĐS, chứng khoán bớt rủi ro bong bóng.

Người dân sẽ đổ tiền mua đất vì lo ngại lạm phát sau dịch? - Ảnh 2

Tóm lại lạm phát là vấn đề đã hiển hiện rõ nhưng kỳ vọng sẽ nằm trong tầm kiểm soát mà Chính phủ đưa ra với mức phù hợp sẽ có tác động tích cực cho phát triển kinh tế nói chung cũng như từng lĩnh vực ngành nghề trong đó có BĐS.

Từ những xác nhận về nguy cơ lạm phát, trong số "Có hẹn với chuyên gia BĐS" về chủ đề lạm phát, các chuyên gia cũng đưa ra những nhận định liên quan động thái tìm kiếm kênh trú ẩn dòng tiền của các nhà đầu tư. Theo các chuyên gia, cùng với vàng và chứng khoán, BĐS sẽ là một trong những lựa chọn của dòng tiền khi lạm phát.

Mặc dù vậy, tùy vào tầm tài chính, khả năng am hiểu thị trường, khẩu vị rủi ro, các nhà đầu tư sẽ có những phản ứng nhất định với vấn đề lạm phát. Những phản ứng đó là gì? Trong năm 2022, có nên tìm kiếm kênh trú ẩn dòng tiền là BĐS? Đây có phải là thời điểm tốt để mua nhà ở thực khi BĐS luôn được nhiều người quan tâm?

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Người dân sẽ đổ tiền mua đất vì lo ngại lạm phát sau dịch?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới